Hai anh em mồ côi nuôi vịt thuê kiếm tiền đi học
(17:11:39 PM 27/10/2011)Đó là câu chuyện cuộc đời của của hai anh em Hồ Văn Tín lớp 9A3 và Hồ Văn Tin lớp 7A3, cùng là học sinh Trường THCS Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Về Trường THCS Cát Tân đúng vào giờ ra chơi, chúng tôi tìm gặp hiệu trưởng trường, rồi được thầy dẫn đi gặp hai anh em Tín và Tin. Phải qua trò chuyện hồi lâu, cuối cùng tôi mới được nghe Tín chia sẻ về những mất mát và bất hạnh mà hai anh em sớm phải gánh chịu. Tín bùi ngùi tâm sự: “Mẹ mất khi đó em mới 5 tuổi em còn chưa hiểu gì, sau này nội nói mẹ bệnh nặng mà mất, còn bố mất vì tai nạn giao thông trên đường đi bán trứng vịt về nhà. Nhìn bạn bè có bố mẹ mà mình thèm, những ngày Tết nhất thấy bạn bè được bố mẹ mua cho những bộ quần áo mới, cả nhà cùng đi chơi em buồn lắm”.
Nói đến đây giọng em bỗng nghẹn lại, nước mắt ứa ra. Nhìn em lúc này tôi càng thấu hiểu được những nỗi buồn đau mà anh em Tín phải trải qua.
Để hiểu hơn tình cảnh của hai anh em Tín, chúng tôi đến thăm nhà hai em ở thôn Tân Lệ, xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nơi đây, hai anh em Tín sống cùng bà nội là bà Huỳnh Thị Châu năm nay 78 tuổi. Con trai và con dâu qua đời để lại hai đứa con thơ dại cho bà Châu chăm sóc. Trong ngôi nhà trống trải, bà Châu sụt sùi nói: “Tôi chỉ mong mình đừng ốm đau, có sức khỏe làm kiếm tiền lo cho hai đứa ăn học nên người rồi có chết tôi cũng mới an lòng”.
Thương bà nội tuổi cao vẫn phải làm việc, mỗi buổi sáng Tin dậy sớm thay bà cho vịt ăn, dọn dẹp nhà của đâu vào đó rồi mới chuẩn bị đi học. Từ nhà đến trường cách gần chục km, hàng ngày Tín và cậu em trai chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến trường. Sau giờ học trên lớp, hai anh em về nhà giúp bà nội công việc nhà cửa, cho vịt ăn rồi mới học bài.
Nói về ước mơ sau này, Tín tâm sự: “Vì anh em cháu mà bà chịu bao cực nhọc, cháu chỉ mong bà khỏe mạnh, mai này cháu trưởng thành cháu sẽ chăm sóc bà. Vì cháu yêu bà nhất”.
Dù hoàn cảnh khó khăn vất vả như vậy nhưng trong 8 năm học vừa qua, Tín luôn là học sinh khá giỏi của trường,được bạn bè thầy cô tin yêu.
Nói về anh em Tín, thầy Hà Văn Kha, hệu trưởng Trường THCS Cát Tân, cho biết: “Cả trường 58 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà nghèo, mồ côi thì anh em Tín là một trong những trường hợp đáng thương nhất nhưng Tín rất nỗ lực trong học tập, nhiều năm liền là học sinh khá giỏi. Còn cậu em trai là Tin học lớp 7, học lực trung bình nhưng rất ngoan, nghe lời thầy cô”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.