»

Thứ hai, 24/02/2025, 23:35:34 PM (GMT+7)

Đu dây cáp vượt "sông dữ" tới trường Tin ảnh

(20:04:01 PM 12/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Để qua dòng sông Nậm Na (Lai Châu) đang cuộn chảy, trẻ em, người lớn ở bản U Ra muốn đi làm, đi chợ, đi học... đều phải đứng trên miếng ván rồi trượt theo sợi dây cáp sang bờ bên kia, trong suốt 3 năm nay.

Bản U Ra, xã Huổi Luông (Phong Thổ, Lai Châu) nằm bên bờ sông Nậm Na, đối diện với quốc lộ 100 và cách trung tâm huyện chỉ khoảng 10 km. Cả bản có 61 hộ dân, với gần 400 nhân khẩu. Nhưng để sang được quốc lộ vào mùa mưa, người dân trong bản chỉ có cách duy nhất là vượt sông bằng sợi dây cáp và một tấm ván tại "bến cáp U Ra".

Ảnh:
Người dân bản U Ra đu cáp qua sông. Ảnh: Thanh Hóa.

 

Mùa mưa, nước sông Nậm Na cuồn cuộn chảy. Người dân buộc chặt xe máy trên tấm ván rồi ngồi luôn lên xe để qua sông. Dù sợ độ cao và chóng mặt nhưng hàng ngày nhiều phụ nữ vẫn phải nhắm mắt qua sông để đi chợ và mua sắm những vật dụng cần thiết.

 

Còn trẻ em trong bản học hết tiểu học muốn học cấp hai, cấp 3 thì phải vượt sông tới trường. Cũng chính vì con đường tới trường quá khó khăn mà hiện cả bản mới chỉ có 4 em còn theo học và hiện cả bản chỉ có 2 người học xong cấp 3.

Ảnh:[-]Thanh[-]Hóa.
Xe máy và người đang "lướt" qua dòng sông dữ. Ảnh: Thanh Hóa.

 

Chị Tẩn Thị Hà, người dân trong thôn cho biết, lúc đầu mới đi thấy rất sợ nhưng đi nhiều cũng thành quen, không đi thì không biết làm cách gì để qua. "Sông sâu, nước to quá muốn đi đò cũng không được", chị Hà nói thêm.

 

Còn ông Phàn Tờ Pao người đã hơn 3 năm nay trông coi "bến cáp U Ra" cho hay, mỗi ngày có hàng chục lượt người qua lại, còn ngày chợ thì ông phải làm từ sáng cho đến chiều muộn mới được nghỉ.

 

Khi trên dòng sông Nậm Na chưa có cầu treo hay một cây cầu kiên cố được xây dựng thì hàng trăm người dân trong bản vẫn phải đánh cược tính mạng mình trong mỗi lần vượt sông.

(Nguồn: VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đu dây cáp vượt "sông dữ" tới trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI