»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:12:33 PM (GMT+7)

Dệt ước mơ từ những chuyện thường ngày

(14:53:39 PM 04/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Những câu chuyện thực tế đời thường đã dệt nên những ước mơ nghề nghiệp trong tương lai cho các học sinh THPT. Đó là những câu chuyện về nghề nghiệp của các học sinh đã vào vòng bán kết cuộc thi Thực hiện ước mơ lần 2 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Những nghề các bạn lựa chọn khá rõ ràng, cụ thể: bác sĩ nhi khoa, sư phạm đặc biệt, đạo diễn phim lịch sử...

Ảnh minh họa

 

Trong thư, Đường Hồng Nguyên, lớp 12A2 Trường THPT Lý Thường Kiệt, kể có một người chị bị dị tật bẩm sinh, từ nhỏ đã không thể nói và nghe được. Hằng ngày bạn vẫn trò chuyện với chị bằng ngôn ngữ dành cho người khuyết tật. Hồng Nguyên chia sẻ: “Mỗi khi nhìn chị tôi lại muốn trở thành cô giáo dạy những đứa trẻ không may như chị. Tôi ấp ủ ước mơ từ năm lên 8 tuổi. Đã 10 năm rồi, tôi vẫn theo đuổi mong ước”.

 

Trong khi đó Nguyễn Viết Khải, lớp 10D Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, lại ước mơ trở thành một đạo diễn phim lịch sử. Khải cho biết lý do: giờ đây thế hệ trẻ đang dần ít quan tâm đến lịch sử nước nhà cũng như cảm thấy chán ngán với việc phải học thuộc những sự kiện lịch sử trong chương trình phổ thông. Thay vào đó, họ lại mải mê đi tìm những xu hướng mới để “theo kịp thời đại”. Khải mong muốn cải thiện điều đó bằng việc thay thế những bài học khô khan bằng những bộ phim lịch sử sống động để các bạn học sinh có thể ghi nhớ lịch sử Việt Nam dễ dàng hơn. “Bằng khả năng của mình, tôi sẽ tái hiện những trang sử vàng chói lọi của dân tộc một cách chân thực và chính xác nhất” - Khải dự định.

 

Năm 12 tuổi, Nguyễn Bảo Trâm (đang học lớp 11A9 Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM) bị bệnh phải điều trị ở Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, Trâm chứng kiến sự đau đớn của các bệnh nhi nhỏ tuổi vì những căn bệnh hành hạ cũng như sự tận tâm, tấm lòng của các y bác sĩ bệnh viện. Từ đó, Trâm nuôi ước mơ trở thành bác sĩ nhi để “tìm ra cách giúp các bệnh nhi có thể rút ngắn thời gian chữa bệnh, không còn những cơn đau đớn hành hạ” - Trâm chia sẻ.

 

Giống như Trâm, Huỳnh Thị Hồng Nhung, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai), cũng ước mơ thành bác sĩ nhi nhưng lại xuất phát từ một câu chuyện khác. Đó là câu chuyện ba mẹ Nhung phải thức trắng đêm vì đứa em trai gần 1 tuổi của Trâm bị bệnh, khóc suốt đêm. “Tôi muốn trở thành bác sĩ nhi để giúp những đứa trẻ như em tôi không phải khóc suốt đêm, gia đình không phải vất vả. Tôi hi vọng mình có thể làm tan đi nỗi đau do bệnh tật để giữ mãi nụ cười ngây thơ, trong sáng cho những thiên thần bé nhỏ” - Hồng Nhung khát khao.

 

Huỳnh Thị Phương Ngư, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM), lại có một đam mê trở thành bác sĩ tâm lý. Phương Ngư cho biết bản thân có lúc lâm vào những vấn đề nan giải không thể tự mình giải quyết. Bên cạnh đó, có nhiều người Ngư tiếp xúc cũng hay gặp bế tắc và trầm cảm. Ngư bày tỏ: “Khi ấy ai cũng cần có một người lắng nghe, một lời khuyên, một ánh mắt đồng cảm. Hiểu được điều đó, tôi mơ ước sẽ trở thành bác sĩ tâm lý để có thể lắng nghe mọi người, trải nghiệm cảm xúc của bản thân”.

 

Còn nhiều và nhiều câu chuyện thực tế của cuộc sống đã đem đến những khát vọng nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Những khát vọng nghề nghiệp đó của các bạn thật đáng trân trọng bởi các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời: lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân và các bạn đã xác định được ngành nghề, hướng đi cho mình trong tương lai.

(Theo Tuổi trẻ Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dệt ước mơ từ những chuyện thường ngày

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI