»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:19:15 PM (GMT+7)

Đến trường bằng nghị lực

(10:47:38 AM 19/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Điều kiện sống cơ cực, vất vả từ tháng này qua năm khác nhưng vẫn không thể ngăn được ước mơ đến trường của các học trò nghèo Tiền Giang.

 

Thanh Bình cùng chiếc xe không xích trên đường đi lấy thức ăn thừa nuôi heo - Ảnh: Ngọc Tài

 

Nguyễn Thanh Bình (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, Tiền Giang) và Lương Thiện Nhơn (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đều sinh ra trong những gia đình rất nghèo. Mồ côi cha từ nhỏ, gia đình không có lao động chính nên cả hai bạn phải vào đời từ rất sớm để tự nuôi sống bản thân mình.

 

12 năm không ăn sáng

 

Từ khi sinh ra Nguyễn Thanh Bình đã không có cha. Lúc Bình còn ẵm ngửa, mẹ đi tìm hạnh phúc khác, biền biệt không về. Ngày ngoại ẵm Bình về nuôi thấm thoát đã 18 năm. Bà Huỳnh Thị Rạng (ngoại của Bình) tâm sự: “Vợ chồng già này sống sao cũng được miễn thằng Bình được đi học là vui rồi”. Lặng hồi lâu bà thở dài: “Tội nghiệp thằng Bình chưa một lần biết mặt cha mẹ nó”.

 

Mười hai năm học không ăn sáng dù chỉ 1.000 đồng, nhiều lần ngất xỉu trên lớp vì sức khỏe suy kiệt nhưng Nguyễn Thanh Bình vẫn thi đỗ vào hệ cao đẳng Trường đại học Công nghệ thực phẩm TP.HCM.

 

Bình kể: “Mỗi lần bị ngất xỉu là em tìm đủ cớ để ở lại phòng y tế trường hoặc lớp học chờ đến giờ tan học về cùng chúng bạn. Nếu về sớm thì ngoại sẽ biết mà lo lắng”. Mãi đến lúc Bình bệnh nặng phải đi cấp cứu ông bà ngoại mới biết. Sức khỏe rất kém nên chuyện học của Bình sa sút nhiều. Thầy cô chỉ mong em đỗ tốt nghiệp nhưng không ngờ em lại đỗ luôn cao đẳng.

 

Trưa nắng chang chang. Hai con heo đói bụng kêu inh ỏi cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Bình lật đật lấy cái thùng rồi dắt chiếc xe đạp cũ kỹ đi xin cơm thừa cá cặn về cho heo ăn. Bình vui vẻ cho biết cặp heo này cũng là nguồn sống chính của gia đình. Ngoài ra bà em còn đan đệm, người dì và cậu thì đi làm thuê làm mướn hoặc đi mót lúa. Cả nhà gói ghém lắm chỉ đủ gạo cho sáu miệng ăn, còn các khoản khác đành bỏ qua. Không ngày nào Bình đi học mà có tiền trong túi, dù chỉ 500 đồng đóng tiền quỹ lớp. Bình gãi đầu kể: “Cả lớp biết em không có tiền đóng nên bầu em làm thủ quỹ, bỏ công làm khỏi đóng tiền. Em cũng ngại lắm, nhưng không làm vậy thì đâu có tiền mà đóng”.

 

Hai con heo trong chuồng nhà Bình đã gần 1 tạ, sắp bán được rồi. Bà ngoại của Bình kể: “Heo giống được bà con bán thiếu đến khi xuất chuồng mới trả. Hằng ngày cũng chẳng tốn tiền thức ăn. Tính ra thằng Bình được đi học toàn nhờ tình thương của hàng xóm”.

 

Dù nắng dù mưa mỗi ngày hai lần Bình cũng đẩy chiếc xe đạp không xích vô khu dân cư lấy thức ăn thừa cho heo. Bình kể sau khi thi đại học em nán lại TP đôi ba ngày để xin việc làm kiếm tiền trả tiền trọ và tiền ăn. Chờ hoài không có ai gọi, bà chủ nhà trọ thấy thương nên không lấy tiền Bình. Hiện Bình đã trở lại TP nhập học và đang tìm việc làm thêm để có tiền xoay xở chuyện ăn học.

 

Nhơn “tí hon” làm việc trong lò bún - Ảnh: Ngọc Tài

 

14 tuổi thay cha làm lao động chính

 

Cái tin Nhơn “tí hon” (chỉ cao 1,50m) đậu hai trường đại học Bách khoa và Khoa học tự nhiên - đại học Quốc gia TP.HCM làm xôn xao xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

 

Mẹ của Nhơn cho biết Nhơn bị suy dinh dưỡng từ nhỏ vì gia đình túng thiếu, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Khi Nhơn mới 14 tuổi, một trận hỏa hoạn bất ngờ đã cướp đi sinh mạng người cha, còn mẹ thì nằm liệt giường, Nhơn trở thành lao động chính của gia đình.

 

Mấy mẹ con đùm túm về nhà ngoại tá túc. Nhìn mẹ nằm đau đớn trên giường với những vết phỏng đến chín cả thịt da, Nhơn nén đau thương, gượng dậy tìm việc làm, kiếm cái ăn cho cả nhà và tiếp tục việc học. Ban đầu Nhơn đi học một buổi và xin phụ việc ở lò bún gần nhà buổi còn lại. Nhơn quá gầy, ốm yếu nên bị chủ lò bún dọa đuổi rất nhiều lần. Nghĩ đến mẹ, Nhơn cố gắng làm những việc nặng hơn, làm nhiều hơn để chủ vừa lòng. Nhơn đã trụ lại được ở lò bún, kiếm vài trăm ngàn đồng/tháng cho cả nhà đong gạo.

 

Mẹ Nhơn nghẹn ngào nói: “Năm nó lên lớp 10 tui bắt nghỉ học vì nhà quá nghèo, ông bà lại đang bệnh. Nhơn cứ khóc theo tôi năn nỉ cho đi học và vào chùa Tịnh Nghiêm ăn ở miễn phí. Thấy con ốm yếu mà phải ăn chay ba năm tui đau khổ lắm chứ. Nhưng con ham học mà bắt nó nghỉ thiệt không đành lòng”.

 

Ra TP học, nhưng cuối tuần mọi người lại thấy Nhơn có mặt ở lò bún xách nước, xay bột, cân bún như trước đây. Chính công việc làm thuê đã giúp Nhơn có tiền trang trải việc học của mình mà khỏi xin mẹ. Cuộc sống cơ cực, sức khỏe không bằng ai nhưng suốt ba năm liền Nhơn luôn là học sinh xuất sắc của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.

 

Rồi Nhơn thi đậu cùng lúc hai trường đại học danh tiếng. Cả gia đình và thầy cô, bạn bè ai cũng mừng và hãnh diện về thành tích học tập đáng nể của Nhơn. Vui thì có vui nhưng Nhơn vẫn không quên “nhiệm vụ”: trước khi nhập học Nhơn “tí hon” vẫn làm việc cật lực tại lò bún để dành tiền trang trải học phí... 

(Nguồn: Ngọc Tài - Thúy Hằng/ TTO)
Từ khóa liên quan: Đến trường, bằng, nghị lực
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đến trường bằng nghị lực

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI