»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:52:27 AM (GMT+7)

Dạy chữ cho trẻ vạn đò

(09:00:25 AM 30/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Lớp học do 2 cô giáo tổ chức xuất phát từ việc mong muốn trẻ em vạn đò bớt đi phần thiệt thòi. Niềm vui của họ là hàng trăm trẻ em nghèo đã biết chữ

Lớp học tình thương ở nhà sinh hoạt cộng đồng của khu tái định cư phường Hương Sơ - TP Huế
 
Đã hơn 3 năm nay, lớp học tình thương ở nhà sinh hoạt cộng đồng của khu tái định cư phường Hương Sơ- TP Huế đều đặn mở cửa mỗi sáng sớm để đón trẻ vạn đò vào học. Vào thời điểm đông nhất, lớp học có hơn 40 trẻ từ 8 đến 15 tuổi, là các em chưa từng được đến trường tiểu học hoặc phải bỏ học sớm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tất cả các em được học chương trình từ lớp 1 đến lớp 4 do 2 cô giáo Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Huệ tình nguyện đứng lớp.
 
Cô giáo Hồng tâm sự: “Ngày nào hai chị em cũng đến thật sớm để dạy, đến trưa mới về. Tuy vất vả nhưng thấy ngày càng có nhiều em biết chữ nên mình quên hết mệt nhọc và thêm gắn bó với các em”.
 
Gắn bó với trẻ em vạn đò đã gần 12 năm, cô giáo Hồng cho biết ban đầu, cô tham gia dạy chữ cho trẻ vạn đò sông Hương tại một lớp học xóa mù. Cách đây 3 năm, khi TP Huế di dời một phần dân vạn đò sông Hương về tái định cư ở đây, cô lại chuyển theo học trò. Hằng tháng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên của TP Huế hỗ trợ mỗi cô vài trăm ngàn đồng tiền xăng.
 
Để có được lớp học tình thương này, 2 cô phải mất rất nhiều công sức vận động trẻ đến lớp. “Nhiều học sinh khi về nơi ở mới, cuộc sống khó khăn nên gia đình không cho đi học nữa. Những em bắt đầu đến tuổi đi học thì việc vận động càng khó khăn gấp bội”- cô giáo Hồng nhớ lại. Cô cho biết khi mới mở lớp, các cô phải kiên trì đến từng gia đình gặp phụ huynh để vận động cho con em học chữ. Cha mẹ của các em trước đây sống trên sông nước, không học hành nên đối với họ, chữ nghĩa không quan trọng bằng việc mưu sinh. Vì vậy, phải giải thích cho họ hiểu sự cần thiết của cái chữ, dần dần họ nghe theo rồi mới cho con em đi học.

  Để học sinh gắn bó với lớp, nhiều lúc các cô phải bỏ tiền túi mua bánh kẹo cho các em. Việc truyền đạt kiến thức cũng phải tiến hành một cách khá đặc biệt. Mỗi em một hoàn cảnh nên phải quan tâm, chỉ bảo cụ thể cho từng em, mất rất nhiều thời gian. Đến nay, đã có khoảng 60 trẻ từ chỗ mù chữ đã biết đọc, viết và làm thành thạo toán của chương trình lớp 1 đến lớp 4.

Quang Nhật/ NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dạy chữ cho trẻ vạn đò

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI