Đắng lòng cậu bé mắc bệnh hiếm gặp
(14:20:41 PM 29/06/2012)
Đối với tất cả mọi người, sinh ra một đứa con thông minh là một điều hạnh phúc. Nhưng đối với vợ chồng anh Dũng, chị Thuân, đó lại là chuyện đau lòng.
Chị Lê Thị Thuân, mẹ cháu Vũ Lê Duy kể, thấy bố mẹ không đi làm mà ở nhà trông con, con thường thắc mắc: "Bố mẹ không đi làm thì lấy tiền đâu nuôi con? Sao các bạn khác tự chơi, tự ăn được mà con không như thế? Hay là con sắp chết nên bố mẹ cứ phải ở cạnh con? …". Mỗi lần cháu hỏi như thế, lòng chị cứ quặn thắt và ứa nước mắt.
Thấy bố mẹ không đi làm, Duy thường thắc mắc: "Bố mẹ không đi làm thì lấy đâu tiền nuôi con?"
Duy sinh tháng 02/2010. Đến tháng 8/2010, em có những biểu hiện lạ về sức khỏe. Nghi con bị thận hoặc gan, tháng 11/2010, bố mẹ Duy cho em đến bệnh viện Nhi Trung Ương để khám bệnh.
Các kết quả khám, xét nghiệm cho thấy: Duy bị gan, lá lách to. Bác sỹ đã chỉ định cắt lách của em. Nhưng bụng em cứ càng ngày càng chướng, rất đau.
Duy bị những cơn đau hành hạ từ khi chưa đầy 1 tuổi. Nhưng theo mẹ Duy, kể từ khi cháu biết nói, cháu rất ít khóc khi đau mà thường hỏi bố mẹ mình bị làm sao. “Các bác sỹ còn không trả lời nổi cháu bị làm sao thì chúng tôi nói với cháu như thế nào đây?”, bố mẹ Duy nói trong nỗi đau.
Có những thời điểm, như đợt Tết Nguyên Đán năm 2012, người Duy yếu đến mức gia đình xác định chờ cái chết đến với em. “Cháu ăn cái gì vào cũng nôn ra. Bụng cháu chướng lên. Có lúc, thấy cháu khép mắt lại ngủ, tôi cũng nhắm mắt vào và không dám mở mắt ra trước cháu. Trong đầu tôi đã nghĩ đến cảnh cháu không còn mở mắt ra được nữa, không còn gọi bố, gọi mẹ được nữa”, anh Vũ Văn Dũng, bố Duy kể.
Vợ chồng anh Dũng, chị Thuân đều sinh năm 1978, lấy nhau cũng khá muộn màng. Khi họ có cậu con trai, một cậu bé mặt mũi sáng sủa, mặc dù kinh tế còn khó khăn, nhưng họ đã rất hạnh phúc.
Nhưng kể từ khi con trai họ chuẩn bị qua thời kỳ sơ sinh, cháu ngủ rất ít, lúc nào bụng cũng đau. Bác sỹ sau rất nhiều lần khám, xét nghiệm đã kết luận Duy bị bệnh Gaucher bẩm sinh, một loại bệnh nan y hiếm gặp.
Hiện trên thế giới có 4 trường hợp bị mắc bệnh Gaucher, tính cả trường hợp của Vũ Lê Duy. 3 trường hợp khác đã được chữa khỏi ở Singapor.
Gaucher là bệnh di truyền gây rối loạn chuyển hóa dẫn đến việc tích tụ khối lượng mỡ glucocerebroside trong lách, gan, phổi, tủy xương và đôi khi trong não.
Hiện trên thế giới có 4 trường hợp bị mắc bệnh Gaucher, tính cả trường hợp của Vũ Lê Duy. 3 trường hợp khác đã được chữa khỏi ở Singapor. |
Ở Việt Nam, các bác sỹ không chữa được bệnh này. Nhưng ở nước ngoài đã có thể điều trị.
Nhưng … Số phận thường trêu ngươi con người một cách quá đáng. Cái nghèo thường đi liền với bệnh hiểm. Muốn chữa trị cho Duy, bố mẹ em phải lo một khoản tiền từ 2 – 3 tỷ đồng. Thu nhập của họ ở vùng núi (Vĩnh Phúc – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) có thể đủ ăn. Và họ có làm cật lực, dành dụm cả đời cũng không có nổi 1/10 số tiền cho con đi chữa bệnh.
Mới hơn 2 tuổi nhưng Duy rất tình cảm. Cậu nói với mẹ: “Bố mẹ cứ đi làm đi. Con không chết đâu! Con ngoan, sẽ được ở với bố mẹ”. Mỗi lần nghe con nói, vợ chồng chị Thuân lại đau đến đờ đẫn cả người. "Nói dại, nếu số phận cháu bắt buộc phải đau, phải khổ thì hãy mang một bệnh nào ở Việt Nam có thể chữa được. Khổ nhất là khi biết có thể chữa được mà không mang cháu đi chữa được. Vợ chồng tôi như thấy có tội với cháu”.
Hơn hai tuổi, Duy làm đến gần 10 cái xét nghiệm, có đến chục cái giấy ra viện. Chưa thấy một đứa trẻ nào lại bị ám ảnh bởi cái chết như Duy.!
Chia sẻ, đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về địa chỉ mẹ cháu Vũ Lê Duy:
Chị Lê Thị Thuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 01259934214.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)