»

Thứ bảy, 22/02/2025, 07:34:44 AM (GMT+7)

Chưa liên lạc được với 8 người Việt ở Nepal

(15:47:54 PM 29/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính đến ngày 29-4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ vẫn chưa liên lạc được với 8 người Việt Nam ở Nepal sau trận động đất ngày 25-4.

[-][-]Chưa[-]liên[-]lạc[-]được[-]với[-]8[-]người[-]Việt[-]ở[-]Nepal
Khu tạm trú của người dân Nepal bị mất nhà cửa tại thủ đô Kathmandu - Ảnh: Việt Phương


Trong 8 người Việt này, có 2 du học sinh từ Singapore đến Nepal là Nguyễn Tấn Luật (sinh 1982, HC số E4442779D) và Trần Ngọc Việt Tú (sinh 1984, HC số N1362486). Nhóm 6 người còn lại trong đó có Phan Vũ Quỳnh Nga đi từ TP.HCM ngày 20-4-2015 sang Nepal.

Vụ báo chí Bộ Ngoại giao cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ vừa thông báo đã xác định thêm nhiều nhóm người Việt an toàn sau trận động đất tại Nepal hôm 25-4 vừa qua.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đang liên lạc chặt chẽ với các đầu mối thông tin hướng dẫn những biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho các công dân Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng cho biết ngay khi sân bay Kathmandu mở cửa, đoàn Công tác đặc biệt của Đại sứ quán do Công sứ Trần Quang Tuyến làm trưởng đoàn đã rời New Delhi.

Đoàn công tác và sẽ đến Nepal trong chiều 29-4 để trực tiếp tiến hành các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam đang ở Nepal.

Sau đây là danh sách cập nhật các nhóm người Việt an toàn sau trận động đất tại Nepal do Bộ Ngoại giao cung cấp tính đến ngày 29-4: 

1. Nhóm 2 người là Trương Bảo Hân, sinh năm 1989, và Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1987,  đi du lịch Lumbini đã về tới Kathmandu.

2. Nhóm 6 người gồm Nguyễn Huệ Phương, Phạm Hồng Yến, Đỗ Như Huệ, Huỳnh Thị Minh Trang, Trung Liên Cương và Vũ Thị Quỳnh Như đã an toàn, đang ở khách sạn.

3. Nhóm 11 người gồm: Trần Mai Trâm, Nguyễn Thế Nghĩa, Trần Hoàn Anh, Đinh Ngọc Tiêu Phụng, Hồ Thị Kim Nga, Trần thị Hương Giang, Sư thầy Nguyễn Tuấn Anh, Sư thầy Bùi Quốc Anh, Sư cô Nguyễn Thị Thông, Sư cô Hoàng Thị Đoan, Trần Hồng Ngọc hiện đang trú tại Kathmandu an toàn.

4. Nhóm 4 người của chị Nguyễn Hà Cẩm Tú, sinh năm 1980, đi du lịch theo tour của Công ty Life Dream Adventure từ 17-4 và Cao Thị Hồng Nhung, Huỳnh Quốc Huy, Đoàn Ngọc Tiến, ngày 28-4 đã ở nơi an toàn.

5. Nhóm của Phan Thu Giang và các bạn đã an toàn.

6. Nhóm 2 người gồm Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh đi du lịch tại Nepal và nghỉ tại Blue Moutain Homestay, Kathmandu hiện trong tình trạng an toàn.

7. Nhóm của Nguyễn Thị Bích Ly và Hiếu Hà Trung đi du lịch, hiện đang an toàn.

8. Đại sứ quán cũng đã giữ liên lạc chặt chẽ với chị Nguyễn Thị Thanh Mai, sinh năm 1979, và chồng Phạm Duy Khánh, sinh 1978, sinh sống tại Kathmandu và một gia đình Việt kiều khác đang sinh sống tại đây.

9. Gia đình chị Hviet Knul, người dân tộc ở Đắk Lắk, sang làm ăn ở Nepal đã thông báo an toàn.

10. Nhóm 5 người gồm: Nguyễn Thị Minh Châu, sinh năm 1979, Lợi Hồng Thanh, sinh năm 1987, Đoàn Thị Diễm Chi, sinh năm 1985, Nguyễn Đình Tấn Vũ, sinh năm 1991, Lưu Lê Minh Khải, sinh năm 1980, leo núi Dingboche cao 4.410 m đến 16g30 ngày 28-4 đã rời núi này đến đỉnh Namche cao 3440 m.

11. Quách Thùy Linh đi du lịch từ 18-4 đến 3-5, đến chiều 26-4 vẫn liên lạc được với gia đình và cho biết đang ở tại TeaHouse, Lobuche.

Cùng ngày, Đại sứ quán đã đề nghị một lần nữa với Trung tâm cứu hộ Ấn Độ giúp đỡ các nhu yếu phẩm cần thiết và hỗ trợ xuống núi.

Hiện Đại sứ quán đang tiếp tục xác định thêm thông tin liên quan đến những nhóm 8 người Việt chưa liên lạc được.

Để tiếp nhận kịp thời thông tin về công dân Việt Nam đang ở Nepal, Bộ Ngoại giao cho biết các đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao  là 84981848484 và 84462844844.

Còn số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ là 911126879852.

Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã và đang hết sức nỗ lực và khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Trung tâm xử lý khủng hoảng cứu trợ của Ấn Độ, các quốc gia khác, các cơ quan chức năng của Nepal, các đầu mối thông tin với các công dân Việt Nam và cộng đồng Việt kiều tại Nepal để bằng mọi cách đảm bảo an toàn cho các công dân Việt Nam đang ở Nepal. 

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chưa liên lạc được với 8 người Việt ở Nepal

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI