Chữ hiếu bên giường bệnh 

(17:17:59 PM 14/08/2011)
Trong khi đó, người người đi lễ cầu nguyện cho đấng sinh thành. Ai còn cha còn mẹ thì hạnh phúc đeo bông hồng đỏ, ai không còn thì đeo bông hồng trắng.
|
Em Trần Thị Thùy Trang (lớp 11 Trường THPT Hậu Nghĩa, Củ Chi, TP.HCM) chăm mẹ ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Đã hai tháng nay, em Nguyễn Văn Tỉnh và mẹ - bà Nguyễn Thị Phạn (51 tuổi), quê ở Đắk Lắk - phải sống nhờ ở sân của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Kể từ khi bà Phạn phát hiện bị ung thư cổ tử cung, Tỉnh phải nghỉ học cùng mẹ đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chữa bệnh. Mẹ không biết chữ, em trở thành người đọc toa thuốc, xem giấy tờ và còn lo cả bữa cơm, bữa cháo hay chăm sóc mẹ những lúc bệnh nặng.
|
Hoàng Thị Mỹ Trang động viên mẹ là bà Dương Thị Năm, bị ung thư cổ tử cung, ở huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng, vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị từ tháng 2-2011 |
Vì đang điều trị ngoại trú, lại không có tiền thuê nhà trọ nên hai mẹ con Tỉnh ăn, ngủ và sống nhờ tại sân bệnh viện - nơi cũng có hàng trăm bệnh nhân khác tá túc ngày này sang ngày khác. Tỉnh là một trong số hơn chục đứa con đang chăm sóc bố mẹ bị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu.
|
Mẹ đang phải chiến đấu với bệnh tật mà không đủ tiền, Nguyễn Văn Tỉnh (13 tuổi) hằng ngày ngoài chăm sóc mẹ, em còn tranh thủ gom chai lọ từ các thùng rác quanh bệnh viện bán để có thêm tiền đưa mẹ chữa bệnh |
|
Sau hai lần mổ hạch, sức khỏe ông Dương Văn Thiên (Lâm Đồng) vẫn còn yếu. Hằng ngày Dương Ngọc Sơn (đang học trung cấp ĐH Y dược TP.HCM) luôn túc trực lo thuốc men và xoa bóp cho cha |
Đó là câu chuyện của Dương Ngọc Sơn đang học trung cấp tại Trường ĐH Y dược TP.HCM luôn túc trực bên giường bệnh để xoa người, bóp chân lúc cha quặn đau vì vết mổ chưa lành hẳn. Cứ sau buổi học em lại đến bệnh viện để chăm cha từng miếng ăn, giấc ngủ. Hay Mai Thị Hạnh, cô sinh viên ở Đồng Nai, đang nuôi mẹ tại khoa xạ trị 2, tâm sự: “Chỉ mong mẹ khỏi bệnh chứ không nghĩ gì khác. Nếu như mẹ muốn ăn cái này, ăn cái kia, hay đấm bóp gì thì mẹ sẽ dễ dàng sai bảo hơn”.
|
Trần Thị Thùy Trang (lớp 11 Trường THPT Hậu Nghĩa, Củ Chi, TP.HCM) lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh để chăm mẹ là bà Nguyễn Thị Kim Chi bị bệnh thận |
Phần lớn gia đình các em đều khó khăn, tiền thuốc thang gần như lấy đi hết những khoản tiền dành dụm nên các em phải túc trực ở những bếp ăn miễn phí để nhận đồ ăn từ 4g-5g sáng.
|
Anh Sơn, quê Cà Mau, tranh thủ ngủ lấy sức sau một đêm chăm mẹ là bà Phạm Thị Tuyết (53 tuổi) |
Trên giường bệnh, cận kề giữa sống và chết, những bậc cha mẹ như được tiếp thêm nghị lực bởi tình thương và sự chăm sóc ân cần của những đứa con hiếu thảo.
|
Phạm Phú Cường, sinh 1987, ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cầm chai nước truyền cho mẹ mỗi khi phải đi ra ngoài. Bà Trần Thị Ngọc - mẹ của Cường - đã nằm viện bốn năm nay vì khối u ổ bụng |
|
Dương Kim Hải (11 tuổi, thứ hai từ phải sang) đang chọn miếng ngon gắp cho mẹ là bà Nguyễn Thị Mến |
|
Đã sáu tháng nay bà Huỳnh Thị Xuẩn, quê ở Củ Chi, vào ở hẳn trong viện chăm mẹ già 81 tuổi - bà Ngô Thị Biền |
|
Mỗi khi bớt cơn đau, bà Dương Thị Liên (ở Q.8, TP.HCM) lại được con gái Phan Thị Bích Đài nhổ tóc bạc và trò chuyện tâm sự |
|
Hằng ngày Dương Kim Hải ba lần đi lấy cơm từ thiện về để hai mẹ con cùng ăn |
|
Vì phải điều trị ngoại trú lại không có tiền thuê nhà trọ nên mẹ con em Nguyễn Văn Tỉnh chọn sân bệnh viện làm nơi ăn ở và ngủ qua đêm |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)