Chàng “kình ngư” khuyết tật luôn biết vươn lên
(08:15:36 AM 27/07/2011)Không đầu hàng số phận
Đó là Nguyễn Mạnh Phú, sinh năm 1983, quê ở thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị). Sinh ra là cậu bé khỏe mạnh, nhưng từ khi bị trận ốm lúc hai tuổi đã khiến đôi chân của Phú teo dần lại.
Nhà nghèo, gia đình gắng sức vay mượn để chạy chữa cho Phú nhưng mọi thuốc thang đều không chữa lành đôi chân. Từ đó Phú trở nên rụt rè, đi học hay ngồi một góc, bị các bạn trêu chỉ biết nín lặng. Ba mẹ biết chuyện khóc buồn cho sự bất hạnh của con.
Hai em của Phú lần lượt ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn. Năm Phú 10 tuổi, ba mẹ chia tay, không khí hạnh phúc của gia đình bỗng dưng sụp đổ. Nhưng lúc tưởng như mất tất cả thì ý chí của Phú lại bùng dậy.
Hàng ngày thấy sự vất vả lo toan cho mấy anh em của mẹ, anh gắng gượng cầm nắm bàn chân teo nhỏ của mình, thấy vẫn còn cử động được. Phú quyết định tập đi nạng. Gần nửa năm trầy trật với nạng gỗ, ngã lên té xuống, chân tay phồng rộp, cuối cùng Phú đã đi được. Thương mẹ, Phú gắng học rất giỏi. Hàng ngày còn phụ giúp trồng trọt, đỡ đần mẹ nuôi các em.
Học xong lớp 12, Phú thi vào Trung cấp Mỹ thuật tại Huế nhưng thấy mẹ quá vất vả, lại là anh cả nên anh quyết nghỉ học về xin học nghề chạm khắc cùng mẹ lo cho các em. Trong thời gian ngắn, Phú đã học được nghề. Đồng lương ít ỏi, Phú cũng gắng phụ mẹ lo cho em gái học xong Cao đẳng, em trai đang học cấp ba.
Từ sông làng tới trường đua
Nhớ lại khi còn nhỏ Phú cũng hay lén gia đình đi tắm sông. Ban đầu uống nhiều nước, về nhà bị má đánh đòn “Chân cẳng thế kia còn bơi với lội”. Nhưng Phú thấy trên ti vi có nhiều người khuyết tật cũng bơi được nên gắng sức tập, cộng với đôi tay khỏe mạnh, khéo léo, Phú bơi càng giỏi.
Năm lớp 9, Hội người khuyết tật huyện Cam Lộ tuyển VĐV. Phú đăng ký thi thử cho biết. Không ngờ, kết quả Phú đạt giải nhất trở thành VĐV thi giải cấp tỉnh.
Lần đó anh đoạt HCV trở thành “kình ngư”, các năm tiếp theo liên tục đạt huy chương ở đường đua xanh. Năm 2005, Phú được chọn vào ĐT của tỉnh Quảng Trị thi Paragame ở Hà Nội. Và Phú xuất sắc đạt 2 HCV, 1 HCB ở các đường bơi 50m, 100m, 200m. Bộ sưu tập của Phú hiện có tới 27 HCV, 18 HCB môn bơi lội cấp tỉnh và quốc gia.
Học vì người khuyết tật
Không chỉ bơi lội giỏi, với sự năng động, lại có trình độ, giao tiếp tốt, Phú được bầu làm Phó chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Cam Lộ (Quảng Trị). “Ngày nhận nhiệm vụ, mẹ tôi phản đối lắm. Bà cho rằng thân mình lo chưa xong còn đòi ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng. Làm cán bộ bình thường đã khó rồi, với đôi chân như vậy thì có cán đáng nổi không?!” Phú cười nói.
Nhưng với quyết tâm cần giúp người khuyết tật sống có ích hơn, anh đã vượt qua tất cả. Phú nói: “Mình nhận vì muốn giúp anh em chứ có lương lậu gì đâu. Đưa ra sáng kiến rồi cũng tự chống nạng đi vay vốn cho mọi người mượn khởi nghiệp.
Tiền vay chỉ ba bốn triệu, mới được sáu tháng họ lại đòi vì lo người khuyết tật không làm được việc. Quán sửa xe mới dựng, heo nuôi chưa kịp lớn, anh em biết lấy tiền đâu trả, mình lại phải lọc cọc đi khất nợ”.
Nguyện vọng của Phú luôn mong lập được cơ sở sản xuất kinh doanh, cùng những người khuyết tật, người nghèo khác làm việc và thoát khổ. Chính vì thế khi biết trường ĐH Văn Lang có chương trình dạy Công nghệ thông tin cho người khuyết tật, Phú liền xin đi học.
Tại đây, Phú gặp anh Huân, anh Hùng đều là người khuyết tật đang có ý định mở cơ sở sản xuất kinh doanh… Ý tưởng gặp nhau, Phú cùng nhóm bạn bàn kế hoạch thành lập cơ sở của thanh thiếu niên khuyết tật, cùng người khuyết tật tạo công ăn việc làm, tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp, việc làm cho co các thành viên, cũng như sinh hoạt, chia sẽ kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, thích ứng xã hội. Ý tưởng đó được các học viên khuyết tật và các thầy cô nhiệt tình ủng hộ.
“Bọn mình đang viết dự án, xin tài trợ để thành lập. Ý tưởng hay nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, gian nan lắm. Nhưng có tâm huyết, người khuyết tật chúng mình sẽ vượt qua, được xã hội và công đồng đón nhận thôi”, Phú cho biết.
Mong rằng với nỗ lực của Phú và các bạn chắc chắn sẽ thành công, trợ giúp cho biết bao người khuyết tật, bất hạnh, người nghèo khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).