Cậu học trò nghèo nuôi ước mơ từ những gánh cỏ
(09:24:13 AM 01/12/2012)Em Mai Xuân Dương sinh ra trong gia đình đặc biệt khó khăn. Bố em là Mai Xuân Thắng, bị câm điếc từ lúc chào đời. Mẹ em là Hồ Thị Công, bị bệnh tim hiểm nghèo, ngoài ra còn bị sỏi thận, teo thận trái, bướu cổ và bị ảnh hưởng dây thần kinh. Mỗi khi nói, miệng chị Công giật liên tục rồi mới nói được một từ.
Lúc nói chuyện với chị, chúng tôi phải nhờ em Xuân Dương “phiên dịch” hoặc trả lời thay mẹ. Gia đình anh Thắng và chị Công sinh được 3 người con. Con gái đầu là em Mai Thị Minh đang học lớp 12 ở trường THPT, người con thứ hai là em Mai Hồng Sơn đang học lớp 8 Trường THCS Quỳnh Diễn và cậu con út là Mai Xuân Dương.
Gia đình em Xuân Dương làm nghề nông, cả gia đình gồm 5 người sống dựa vào gần 2 sào ruộng. Gia đình rất mực khó khăn nhưng bố mẹ em Dương vất vả sớm hôm để cho 3 con đi học và có tiền khám, chữa bệnh. Để có tiền khám bệnh, thuốc thang cho vợ và cho con đi học, bố em Dương mặc dù bị câm nhưng phải vào trong Nam làm phụ hồ kiếm tiền gửi tiền về cho vợ con. Chồng đi làm xa, mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, chị Công vẫn dậy sớm, thức khuya làm lụng rất vất vả để nuôi các con.
Là gia đình thuộc hộ nghèo, bố mẹ em Dương được vay 30 triệu đồng mua con trâu. Đó cũng là tài sản lớn nhất của gia đình chị. Hàng ngày, hai em Minh và Sơn phụ giúp mẹ những công việc nặng, còn em Dương thường xuyên cắt cỏ cho trâu. Vóc dáng nhỏ bé so với tuổi, mỗi lần đi cắt cỏ, em Dương phải nhờ mẹ hoặc chị gánh cỏ về nhà. Hôm đến nhà đã 11 giờ trưa, chúng tôi gặp em Dương đang rửa cỏ cho trâu. Hôm đó, mẹ em đi cắt cỏ về trưa, bị mệt nên phải nằm. Em Dương vừa đi học về dù rất đói bụng nhưng em vội vàng chưa kịp tháo khăn quàng, ra rửa một gánh cỏ rất to giúp mẹ.
Chị Công cho biết: “Chị không chỉ bị bệnh hiểm nghèo mà còn mắc nhiều bệnh khác nên thường xuyên đau ốm. Nhiều lúc chị rất buồn lo, tuyệt vọng vì gia đình quá nghèo nên chị đi khám bệnh, khi nào đau nặng mua ít thuốc uống tạm, còn chữa bệnh thì chị không có tiền. Nhưng nghĩ đến chồng, các con nên cố gắng để các con được đến trường dù rất thiếu thốn đủ bề”.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình đặc biệt khó khăn, nhưng em Xuân Dương không vì cuộc sống khó khăn mà nản lòng. Dương đã vươn lên trong học tập, đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Em liên tục đạt học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5. Trong hai năm học lớp 4 và 5, Xuân Dương đều đạt học sinh giỏi huyện. Năm lớp 5, em đạt giải Khuyến cấp huyện thi Toán giải Toán qua mạng và giải Khuyến cấp huyện về giao lưu Olympic Toán học tuổi thơ.
Cô Trần Thị Sen - giáo viên chủ nhiệm lớp 6A của em Dương cho biết: “Em Dương là một học trò rất chăm ngoan, học giỏi. Mặc dù gia đình em gặp rất nhiều khó khăn nhưng em luôn cố gắng vươn lên hoàn cảnh để học giỏi. Trong lớp, em không chỉ gương mẫu trong học tập mà còn tích cực tham gia các hoạt động của lớp và của nhà trường phát động”.
Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình cậu học trò nhỏ hiếu học, ông Nguyễn Ngọc Lạn - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diễn cho biết: “Gia đình cháu Mai Xuân Dương là một trong 46 hộ nghèo của xã, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố cháu bị câm, mẹ nói ngọng, lại mặc bệnh tim và bệnh héo thận. Bù lại, ba chị em cháu Dương đều rất chăm ngoan, học giỏi, nhất là cháu Dương. Xã Quỳnh Diễn đã có quan tâm về vật chất và tinh thần để giúp đỡ cho gia đình cháu, nhưng với một xã nghèo thuần nông, việc giúp đỡ cho các gia đình thuộc hộ nghèo cũng chỉ ở mức nhất định. Chúng tôi rất mong các tổ chức và các cá nhân quan tâm, giúp đỡ cho gia đình cháu Dương bớt đi phần khó khăn, tiếp sức cho các cháu tiếp tục đến trường”.
Nói về ước mơ sau này, Xuân Dương tâm sự: “Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, sau này trở thành một thầy giáo để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)