Bỏ chạy khỏi vùng động đất
(09:12:07 AM 09/09/2012)
.jpg)
Ảnh: THÚY PHƯỢNG
Nghiên cứu cấp Nhà nước
Sau khi thu thập thông tin, phân tích số liệu từ các máy gia tốc lắp đặt ở công trình thủy điện Sông Tranh 2, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, xác nhận từ ngày 3-9 đến nay, máy gia tốc ghi nhận ở khu vực thủy điện này có ít nhất 11 trận động đất lớn, nhỏ xảy ra. Trong đó, 2 trận động đất cường độ mạnh nhất (đều 4,2 độ Richter) xảy ra vào đêm 3 và sáng 7-9.
TS Minh cho biết trong chuyến công tác lần này, đoàn tiếp tục khảo sát, nghiên cứu xác định tâm chấn của những trận động đất vừa qua; xác định nguyên nhân cụ thể, đồng thời khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực. Bộ Khoa học - Công nghệ cũng đã quyết định cấp kinh phí phê duyệt đề tài nghiên cứu về động đất tại huyện Bắc Trà My, đưa vào danh mục nghiên cứu cấp Nhà nước.
Báo cáo trước lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng đoàn công tác, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý trực tiếp công trình thủy điện Sông Tranh 2), cho biết: “Hồ chứa của công trình ở mực nước chết suốt 3 tháng qua. Hiện lưu lượng nước về hồ đạt khoảng 60 m3/giây, chưa đủ để một tổ máy chạy thường xuyên phát điện. Mực nước trong hồ chứa không có hiện tượng dâng lên hoặc hạ xuống đột ngột nên khó có thể nói động đất kích thích do hồ chứa thủy điện”.
Về việc này, ông Thu bày tỏ băn khoăn: “Lâu nay các nhà khoa học cho rằng động đất xảy ra ở khu vực này là dạng động đất kích thích do dung tích hồ chứa thủy điện thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, điều khiến cho tỉnh hết sức nghi ngại là 3 tháng qua, dung tích hồ chứa không dâng cao, không xuống đột ngột mà động đất lại xảy ra dồn dập, lan rộng nhiều địa phương, thật là mối lo lớn”. Ông Thu mong các nhà khoa học khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm giúp nhân dân Quảng Nam tránh được thảm họa khó lường.
Ngay sau cuộc họp, đoàn công tác đã cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo huyện Bắc Trà My đến 2 địa điểm thuộc xã Trà Đốc để kiểm tra các vết rạn nứt tại Trường Mẫu giáo Hoa Phượng và Trường THCS Lê Hồng Phong. Tại hiện trường, các chuyên gia đã thu thập các số liệu, quan trắc những vết rạn nứt cũng như ghi nhận ý kiến người dân. Trong 2 địa điểm này, Trường Mẫu giáo Hoa Phượng là nơi có rất nhiều vết nứt. Một mảng tường bằng bê tông khá lớn đã bể ra, rơi xuống sàn nhà.
Nỗi lo đã đến đỉnh điểm
Theo thống kê sơ bộ của Trường THCS Nguyễn Du, huyện Bắc Trà My, ít nhất có 6 giáo viên nữ đã trình bày hoàn cảnh với ban giám hiệu để xin chuyển công tác xuống các huyện đồng bằng. “Động đất liên tục xảy ra, tư tưởng các cô dao động dữ lắm nên họ muốn chuyển trường về dưới các huyện đồng bằng để yên tâm công tác”- bà Trần Hằng Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cho biết.
Đất đai rớt giá, tinh thần con cái bất an, mất ngủ vì động đất liên tục khiến nhiều gia đình ở đây tính toán chuyển hướng đầu tư làm ăn, bỏ chạy sang nơi khác. “An cư thì mới lạc nghiệp. Từ ngày xảy ra động đất, vợ chồng tôi cứ bàn tới, bàn lui về việc nên về xuôi hay ở lại đây mà nhức hết cả đầu. Nghĩ đến chuyện chuyển trường cho con, tìm lại địa điểm buôn bán ở quê nhà mà mất ăn, mất ngủ mấy ngày qua”- anh Thanh, một chủ tiệm tạp hóa vùng ven thị trấn Trà My, ngán ngẩm.
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết trên địa bàn xã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện thuộc thôn 1, 2, 3 đã bỏ nhà tái định cư quay về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống. Chính quyền không thể thuyết phục được vì họ không thể yên tâm sinh sống khi nhà cửa nứt toác. Nếu còn kéo dài tình trạng này thì thời gian tới, số người dân bỏ vào rừng sinh sống sẽ tăng lên.
Bình tĩnh, kiên nhẫn suốt cả năm qua để trấn an người dân nhưng đến thời điểm này, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cũng bắt đầu cảm thấy bất an: “Lúc nào gia đình tôi cũng chuẩn bị một số vật dụng sẵn sàng chủ động ứng phó với động đất xảy ra bất chợt trong đêm khuya. Bây giờ giải thích động đất với người dân địa phương là phải dựa trên cơ sở khoa học chứ trấn an theo kiểu phỏng đoán như trước thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Nỗi lo sợ về động đất của người dân đã lên đến đỉnh điểm, không chỉ ở riêng huyện Bắc Trà My mà cả nhiều địa phương lân cận”.
Ngày 12-9, công khai kết quả khảo sát Dự kiến đến ngày 12-9, các chuyên gia Viện Địa chất và Viện Vật lý địa cầu sẽ kết thúc chuyến khảo sát và báo cáo kết quả nghiên cứu động đất ban đầu cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam để trả lời công khai trước nhân dân dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học. Trong khi chờ đợi Bộ Khoa học - Công nghệ hỗ trợ kinh phí, trước mắt, Viện Vật lý địa cầu sẽ đưa 5 máy đo động đất di động vào lắp đặt ở xung quanh công trình thủy điện Sông Tranh 2 nhằm kịp thời cảnh báo, thông tin giúp người dân chủ động ứng phó. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)