»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:18:30 PM (GMT+7)

Bị chủ đầu tư "bỏ rơi", dân tái định cư buộc phải vào rừng sinh sống

(09:28:30 AM 15/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Một tuần trải qua ít nhất 15 trận động đất, hàng trăm ngôi nhà tái định cư của những hộ dân chịu ảnh hưởng di dời của thủy điện ở H. Bắc Trà My bị ảnh hưởng nặng nề. Thế nhưng, chủ đầu tư Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn không đoái hoài, khiến ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phải lên tiếng.

Nhà xuống cấp, dân bỏ vào rừng sinh sống

 

Tại các xã Trà Giác, Trà Bui, Trà Đốc... H. Bắc Trà My, nơi chịu ảnh hưởng của thủy điện Sông Tranh 2 có 1.196 hộ/trên 6.300 khẩu phải di dời. Theo lời hứa của nhà đầu tư, khi thực hiện dự án mỗi hộ trong diện tái định cư được cấp một lô đất ở diện tích 400m2, có thêm 600m2 đất vườn gắn với đất ở và 1-1,5ha đất sản xuất. Ngoài ra, tại các khu tái định cư sẽ có nhà trẻ, trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà văn hóa, hệ thống giao thông nội bộ... 



Tuy nhiên, trên thực tế nhà đầu tư đã không thực hiện đúng cam kết trên. Thay vào đó, họ đưa nhiều hộ dân vào tái định cư tận trong rừng phòng hộ, cách đó mấy chục cây số. Hiện đời sống nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, nan giải nhất là thiếu nước sinh hoạt, đất sản xuất, nhiều công trình hạ tầng đã xuống cấp trầm trọng. Những ngày qua do ảnh hưởng của động đất, những công trình vốn do chủ đầu bàn giao đã kém chất lượng nay càng khiến người dân lo lắng thêm.

 

 

 

Thấy chúng tôi cầm máy ảnh chụp những nhà tái định cư bị bỏ hoang, ông Hồ Văn Sơn – thôn 3a (xã Trà Đốc) cho biết: “Ban đầu thủy điện mới bàn giao thì ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhưng ở được vài tháng thì người dân lại vào rừng dựng lều ở hết. Thử hỏi đây không có nước sinh hoạt, không có đất sản xuất dân biết làm chi ăn mà không bỏ đi”.

 


Nhiều hộ dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Sông Tranh 2 
đã bỏ nhà TĐC vào rừng dựng lều sống

 

Cố bám trụ lại ngôi nhà do thủy điện bàn giao vì 5 đứa con nheo nhóc cần phải đến trường, bà Hồ Thị Thổ là hộ bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất vừa qua phải thốt lên: "Nhà giờ tường thì bể, trụ thì gãy, ban đêm nằm ngủ thì la phông trên trần rơi xuống ào ào. Nhưng giờ vì tương lai con cái, tôi không thể đưa chúng nó quay trở lại rừng núi dựng lều ở được".

 

Còn bà Nguyễn Thị Liễu (thôn 1, Trà Đốc) chua xót: "Nhà có hai phòng ngủ thì cả hai phòng đã nứt nẻ. Tối đến vợ chồng, con cái đành trải chiếu ngủ trước hiên vì không biết nhà sập lúc nào. Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ có biết động đất là gì đâu, nhưng khi có thủy điện động đất cứ liên miên. Đêm trước nó nổ rung nhà nên cả đêm đó vợ chồng, con cái ôm nhau chạy ra đường cả chục lần".

 

Nhà dân bị nứt sau động đất


Chính quyền lo lắng

 

Ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết: Nhà tái định cư chưa được một năm đã xuống cấp, nay động đất liên miên, người dân đã lo sợ nay lại càng sợ hơn, không biết nhà đổ ầm xuống khi nào. Đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện thuộc một số thôn của xã đã bỏ nhà tái định cư quay về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống. Xã không thể ngăn cản, thuyết phục được họ vì động đất cư liên miên mà chẳng có cơ quan nào đứng ra giải thích, đảm bảo sự an toàn cho dân.

 

Ông Đinh Văn Xuân - Chủ tịch UBND xã Trà Bui, bức xúc: Từ chỗ có ruộng có vườn, nay hơn 300 hộ dân trong xã bị đẩy vào tận trong rừng và không được cấp đất sản xuất. Không có đất đai làm ăn, dân chúng tôi đang rơi vào cảnh đói nghèo trở lại. Tình trạng trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác ngày càng gia tăng. Cái đói đã khiến nhiều hộ gia đình đồng loạt đổ xô vào phá rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất. Chưa hết khổ vì chuyện đó, nay động đất do thủy điện lại xảy ra. Nhà tái định cư trước đây do chủ đầu tư làm xong rồi bàn giao cho người dân, chất lượng không đảm bảo. Những trận động đất vừa qua nhà nào cũng bị re, nứt. Rồi nay mai những ngôi nhà này không biết sụp khi nào.

 

Mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Mã Điền Cư - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - làm trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát tại khu tái định cư Thủy điện Sông Tranh 2. Điều đáng nói, hàng chục hộ dân được khảo sát đều cho rằng điều kiện sinh hoạt ở khu tái định cư mới tệ hơn nơi ở cũ. Ông Nguyễn Thế Tài – Bí thư huyện ủy phải kêu lên với đoàn công tác rằng: Nơi nào có thủy điện là nơi ấy mất đất, môi trường cũng mất, nhưng cái mất lớn nhất là người dân mất niềm tin.

 

Trong cuộc họp chiều 12-9, ông Nguyễn Đức Hải – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm đối với dân trong thời gian qua: Động đất đã ảnh hưởng đến hàng chục căn nhà. Người dân cho rằng có thủy điện mới có động đất, có động đất nhà dân mới bị hư hỏng. Nhưng thời gian qua chủ đầu tư không cầu thị, không quan tâm, giúp đỡ người dân. Tôi đề nghị chủ đầu tư cần phối hợp với chính quyền địa phương kiểm kê thiệt hại, động viên, hỗ trợ giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng.

 

Có thể thấy rằng, vấn đề hậu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 đã được đề cập nhiều trong các cuộc họp của chính quyền Quảng Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, chủ đầu tư thì “đánh trống bỏ dùi”. Để cuộc sống người dân tái định cư được ổn định xem ra rất khó khả thi khi mà chủ đầu tư chưa thật sự tích cực chủ động phối hợp địa phương để có biện pháp giải quyết. 

(Nguồn: Công An Đà Nẵng)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bị chủ đầu tư "bỏ rơi", dân tái định cư buộc phải vào rừng sinh sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI