Bến Tre: Giúp hộ nghèo cải thiện sinh kế
(17:05:36 PM 19/07/2013)Ảnh minh họa IE
Dự án được triển khai ở 5 xã: Châu Hưng, Thạnh Phước, Long Hòa, Phú Long và Đại Hòa Lộc (huyện Bình Đại), với 569 hộ nghèo tham gia. Mục tiêu của dự án nhằm tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo bằng cách áp dụng các hình thức sản xuất tại nhà, không cần đầu tư vốn lớn. Dự án triển khai hai mô hình chăn nuôi vịt và lúa – vịt. Với vai trò là đối tác của Seed to Table, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Bến Tre tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi vịt tại nhà và nuôi vịt trong ruộng lúa, hướng dẫn bà con tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, không tốn tiền mua. Ở các xã có dự án, thành lập ban cộng đồng và ngân hàng chăn nuôi gà vịt để quay vòng vốn bền vững. Mỗi hộ được dự án hỗ trợ 25 con vịt giống, với mô hình nuôi vịt tại nhà và 25 con vịt giống/1.000m2 đất, với mô hình lúa – vịt. Sau khi hoàn thành một chu kỳ nuôi (90 ngày), chủ hộ có nhiệm vụ trả lại vốn ban đầu cho ban cộng đồng để xoay vòng cho hộ nghèo khác.
Với cách làm này, đa số hộ nghèo đều chăn nuôi có lãi, tăng thêm thu nhập gia đình. Điển hình như hộ chị Phan Thị Mai, ấp Tân An, xã Thạnh Phước, thực hiện mô hình nuôi vịt tại nhà với 25 con vịt giống do dự án hỗ trợ ban đầu. Sau 90 ngày nuôi, chị bán đàn vịt thịt, trả vốn và mua tiếp 50 con vịt. Cứ thế, số lượng đầu vịt lần thứ ba nhiều hơn lần thứ hai và xen trong đàn có nhiều lứa vịt khác nhau. Vì vậy, sau hai tháng, chị có vịt thương phẩm để bán. Từ tiền bán vịt, chị có điều kiện đầu tư thực hiện thêm các mô hình khác. Hiện nay, chị có thêm thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/tháng. Hay như anh Nguyễn Hồng Phúc, xã Châu Hưng, với mô hình lúa – vịt cũng cho hiệu quả cao. Với 96 con vịt do dự án giúp, thả trong ruộng lúa, giúp anh giảm 40% thuốc bảo vệ thực vật, giảm 200.000 đồng/1.000m2 tiền công làm cỏ. Sau chu kỳ nuôi, anh hoàn vốn cho dự án và còn lãi tái đàn 20 con.
Theo bà Ino Mayu – Trưởng đại diện Tổ chức Seed to Table: dự án kéo dài đến 2015 và sẽ thay đổi mô hình nuôi vịt sang nuôi bò sinh sản, trong đó dự án hỗ trợ 80% vốn mua bò cái, hộ nghèo bỏ ra 20%. Sau khi bò cái sinh bê con, hộ nghèo giữ nuôi bê và chuyển bò cái cho hộ nghèo khác. Ngoài ra, dự án sẽ triển khai thêm mô hình trồng rau hữu cơ, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn; thành lập nhóm chia sẻ thông tin về thị trường, giá cả, giúp hộ nghèo không bị thiệt khi bán sản phẩm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)