»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:08:00 AM (GMT+7)

Bé trai mọc lông như ”người sói”

(22:36:21 PM 28/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đó là trường hợp của cháu Nguyễn Văn Phong (6 tuổi, trú tổ 3, thôn Thái Đông, xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) từ khi sinh ra trên người cháu đã có một lớp da màu đen như da trâu và mọc đầy lông.

Theo anh Nguyễn Thanh Tú (SN 1979, trú tổ 3, thôn Thái Đông, xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) - cha của bé Phong, từ khi sinh ra đến nay trên người cháu xuất hiện một lớp da màu đen như da trâu và mọc chi chít lông dài từ 2-3cm.

 

Quảng[-]Nam:[-]Bé[-]trai[-]mọc[-]lông[-]như[-]'người[-]sói'
Tại vùng da khác màu này, lông mọc rất dày và dài 

Theo quan sát, lớp da có màu đen, kèm theo một lớp lông dày từ 2-3cm kéo dài từ trên cổ phía sau lưng đến dưới mông và xung quanh bụng phía trước. Lớp da đen như da trâu này lại còn xuất hiện vảy đen.
 

Ngoài ra, phần tay, chân và khuôn mặt cháu Phong cũng xuất hiện nhiều chấm đen mọc lông đang trong quá trình lan rộng, hiện tượng kỳ lạ này khiến cho vợ chồng anh Tú hết sức lo lắng.

Quảng[-]Nam:[-]Bé[-]trai[-]mọc[-]lông[-]như[-]'người[-]sói'
Bé Phong cùng lớp da màu đen đầy lông

Anh Tú cho biết, vợ chồng đã đưa cháu Phong đi khám, bác sỹ nói cháu dư thừa chất sắt từ lúc mang thai nên mới xuất hiện tình trạng này.
 

Việc phải sống chung với lớp da đầy lông này khiến cháu Phong luôn ngứa ngáy, khó chịu khi khi nằm ngủ, đặc biệt cháu thường bị các bạn trêu chọc khi ra ngoài.
 
 
"Vì tương lai của cháu, chúng tôi rất muốn tìm ra nguyên nhân của hiện tượng, và muốn biết lớp lông có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu sau này không. Chúng tôi cũng muốn chữa trị cho cháu, nhưng gia đình quá khó khăn", anh Tú nói.
 
 
Trước đó, tại Quảng Bình, cậu bé Hoàng (12 tuổi) ở xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cũng ở tình trạng khắp người phủ đầy lông.
Với trường hợp này, một bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, cháu Hoàng mắc chứng hypertrichosis - còn gọi là hội chứng người sói. Biểu hiện là lượng tóc, lông trên cơ thể phát triển bất thường. Trường hợp đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1648 ở quần đảo Canary. Từ đó đến nay, đã có khoảng 50 bệnh nhân mắc hội chứng trên được phát hiện, như ở Nga, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan... Thậm chí, một gia đình ở Myanma có tới 4 thế hệ đều mọc lông khắp cơ thể.
Bửu Lân - Thùy Dương (VTC news)
Từ khóa liên quan: Bé trai , mọc lông , người sói
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bé trai mọc lông như ”người sói”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI