Bé sơ sinh bị nhét vào ống xả thải
(12:40:56 PM 28/05/2013)Bé sơ sinh khi được các nhân viên cứu hộ giải thoát khỏi ống xả thải - Ảnh: Reuters
Rất may mắn là bé trai này vẫn sống sót. Tuy nhiên kẻ vứt bỏ bé vào đường ống xả nước thải sẽ bị truy tố vì tội mưu sát” - Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức cảnh sát thành phố Kim Hoa khẳng định. Người dân khu chung cư ở Kim Hoa đã gọi điện báo cho cảnh sát sau khi nghe thấy tiếng bé trai mới hai ngày tuổi khóc váng lên từ khu vực nhà vệ sinh ở tầng bốn.
Ban đầu, đội cứu hộ không thể đưa bé ra được khỏi đường ống xả thải có đường kính 10cm. Sau đó, các nhân viên cứu hộ và bác sĩ mất gần một giờ để cưa từng đoạn đường ống và cuối cùng đã cứu được cậu bé sơ sinh vẫn chưa được cắt dây rốn.
Các bác sĩ ước tính bé trai này đã bị nhét vào đường ống xả thải khoảng hai giờ trước khi được giải cứu. Cậu bé nặng 2,3 kg bị một số vết cắt ở mặt và ở chân, nhịp tim bị chậm lại trong quá trình giải cứu. Nhưng hiện tại bé đã trong tình trạng ổn định.
Cảnh sát đang truy lùng cha mẹ của nạn nhân sơ sinh này. Tại Trung Quốc, có gia đình ưa con trai hơn con gái. Tuy nhiên ngay cả một số bé trai cũng bị vứt khi mới sinh vì gia đình không đủ tiền để nuôi con.
Chính sách một con của chính quyền Trung Quốc cũng có nghĩa là những cặp đôi sinh con thứ hai có thể bị phạt tiền rất nặng. Theo Reuters, cư dân mạng Trung Quốc đang bừng bừng giận dữ vì vụ bỏ bé trai trong ống xả thải ở Kim Hoa.
Trên trang blog Sina Weibo, nhiều người đã kêu gọi chính quyền xử tù thật nặng cha mẹ bé trai này. “Cha mẹ của nạn nhân nhỏ bé này có trái tim còn dơ bẩn hơn cả cái ống xả thải đó” - một blogger viết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.