Ác mộng kỳ nam
(11:29:30 AM 30/09/2012)
Một người đào được mẩu kỳ nam bằng ngón tay, nhưng hàng trăm đôi mắt chăm chăm thèm khát - Ảnh: TIẾN THÀNH |
Tuy nhiên, chuyện đổi đời chưa thấy đâu, chỉ biết đằng sau nghề săn trầm, kỳ nam là cuộc hành trình dài ngày, đầy gian nan thử thách, ăn bụi ngủ rừng... Núi rừng Khánh Sơn những ngày này hầu như đêm nào cũng mưa dầm dề, ẩm ướt. Thế nhưng mỗi ngày vẫn có hơn trăm lượt người băng rừng, lội suối qua tỉnh lộ 9 hoặc lầm lũi cả đêm vòng qua đèo Ngoạn Mục, tiến thẳng lên núi Gộp Ngà đào bới tìm kỳ nam.
Tại khu vực có tin đồn đã trúng “hàng” bạc tỉ (cách gọi của dân săn kỳ nam) ngổn ngang những gốc cây, đá tảng bị đào xới là hàng trăm lán lều, võng dã chiến của những “đội quân” đến từ những vùng quê khác nhau. Có đội chỉ vài người, đội vài chục người và cũng có đội cả trăm người cùng túc trực ngày đêm săn “hàng”. Sống và trải nghiệm bên những phận người này mới thấy cảnh sống của họ chẳng khác nào người rừng: lấy nước uống từ vũng nước ven đường, dùng cành cây nhỏ làm đũa ăn, lấy nắp nồi làm chén cơm...
Chỗ ở chỉ cần một chiếc võng mắc giữa rừng, mặc kệ muỗi cắn và nguy cơ sốt rét rừng. Khi nửa đêm mưa xuống, cả nhóm phải vội cất võng, dựng lán trại bằng tấm nilông giữa rừng cây, rồi mấy chục con người cùng ngồi ngủ gật gù bên bếp lửa tới sáng.
Hầu hết dân săn kỳ nam đều thuộc diện nghèo khó, phải bấm bụng vay tiền, rồi lặn lội đêm hôm cho những chuyến đi tìm giấc mơ tỉ phú. Có người may mắn khi đội mình trúng được một ít kỳ nam bé tẹo, đủ để trang trải chi phí, nhưng cũng không ít người trắng tay ra về trong bộ dạng gầy xọp, đen nhẻm, mắt sâu hoắm vì nhiều đêm thiếu ngủ.
Ông Trương Tấn Đạt (47 tuổi, quê xã Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) thở dài: “Sau 20 năm bỏ nghề săn hàng, tôi mới trở lại Gộp Ngà bằng đường vòng (tránh chốt chặn của công an, biên phòng) hơn 400 cây số. Phần vì tò mò tin đồn trúng kỳ nam ở quê, nhà lại có 4-5 miệng ăn nên bấm bụng đi. Nhưng tình hình trời cứ mưa như thế này, có lẽ chuyến này về tay không!”.
Dân săn kỳ nam hành quân tìm bãi |
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên chỉ là một phần, dân “ăn trầm” còn phải đánh cược bằng cả máu, mồ hôi và nước mắt với những nguy cơ tai nạn từ cung đường đèo hiểm trở trong đêm tối, những tảng đá núi khổng lồ, chênh vênh; hay nguy cơ bị cướp giật, xin đểu, thậm chí hỗn chiến để giành lấy khu vực.
Thực tế sau trận hỗn chiến xảy ra sáng 27-9, đội quân săn trầm Quảng Nam, Đà Nẵng đã phải nhường chỗ cho đội Vạn Ninh, Khánh Hòa kiểm soát. Tuy nhiên, kết quả sau trận xích mích này thật chẳng đáng: khoảng 1kg kỳ nam được đội Vạn Ninh tìm thấy, phần bị công an thu giữ, phần chẳng thấm tháp khi chia cho hơn 300 con người trong đội.
Chiều mưa rầu rĩ, tôi theo chân một nhóm săn kỳ nam quê Vạn Giã rời núi Gộp Ngà, không khỏi chạnh lòng khi thấy từng tốp người vẫn đang ngược xuôi đổ về đây tìm trầm.
Đúng là ác mộng kỳ nam.
Một thanh niên đứng ngóng cảnh sương mù dày đặc bao phủ núi Gộp Ngà trước khi cùng bạn quyết định đi vào khu vực đào kỳ nam cách đó vài trăm mét |
Bữa cơm chiều chỉ độc một con cá khô nướng của những người săn kỳ nam quê ở xã Vạn Giã (Vạn Ninh, Khánh Hòa) |
Một nhóm người săn kỳ nam quê ở Vạn Ninh cùng ngồi chờ mưa tạnh trong túp lều tạm bợ giữa rừng |
Ông Huỳnh, 50 tuổi (trái) và ông Kiệm (quê Vạn Giã, Khánh Hòa) liều mạng ở dưới một tảng đá khổng lồ. Họ ngây thơ tin vào sự an toàn nhờ những cây chống nhỏ nhoi |
Khi nửa đêm mưa xuống, cả nhóm người săn kỳ nam cùng ngồi thức tới sáng dưới tấm bạt |
Cùng đào xới, tìm kiếm kỳ nam tại khu vực rộng hơn 200m2 được cho là có “gốc hàng” |
Trong mỗi nhóm săn kỳ nam luôn có một ông trùm ghi tên các thành viên làm việc để dễ chia tiền công nếu “trúng hàng” |
Hai thanh niên quê Vạn Thắng, Vạn Ninh nằm nghỉ trưa trước khi tiếp tục đào trầm |
Trúng được một mẩu kỳ nam bằng một đốt tay ở khu vực núi Gộp Ngà |
Sau vài giờ cật lực đào xới, đội săn kỳ nam quê Vạn Giã tìm được vài mẩu kỳ nam bằng đốt tay. Hơn 300 thành viên trong đội cùng hân hoan vui sướng, còn ông trùm vội cất kỳ nam vào túi để tránh bị cướp giật |
Trên đường về quê trưa 28-9, nghe tin đội săn kỳ nam Đà Nẵng chặn đánh ở ngã ba Đồng Lác (TP Cam Ranh), đội săn kỳ nam quê Vạn Ninh phải rút chạy theo đường tắt tới địa phận huyện Cam Lâm |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.