5 người Việt Nam ở Nepal kêu cứu vì bị kẹt trên núi cao 3.400 mét
(22:43:40 PM 28/04/2015)
Nhóm 5 người Việt Nam đang kẹt ở Namche (Nepal) - Ảnh: FB Nguyễn Đình Tấn Vũ
“Nhóm đã kiệt sức sau khi vật vã xuống núi lúc có động đất” - một thành viên trong đoàn gửi thư điện tử về cho người thân ở Việt Nam.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhóm 5 người gồm trên gồm: Nguyễn Thị Minh Châu, sinh ngày 22.10.1979, hộ chiếu số B2601346; Lợi Hồng Thanh, sinh ngày 25.7.1987, hộ chiếu số B1847791; Đoàn Thị Diễm Chi, sinh ngày 6.3.1985, hộ chiếu số B5876480; Nguyễn Đình Tấn Vũ, sinh ngày 21.8.1991, hộ chiếu số B4186000; Lưu Lê Minh Khải, sinh ngày 7.11.1980, hộ chiếu số B4567229.
Thông cáo cho biết, ngày 27.4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết nhóm đã được trực thăng cứu hộ đưa về Đại sứ quán Ấn Độ tại Kathmandu để sớm sang New Delhi trong thời gian sớm nhất. Thông tin này khiến gia đình 5 người ở Việt Nam kết sức vui mừng sau những ngày lo lắng, ngóng chờ.
Tuy nhiên, trưa 28.4, liên lạc với PV, ông Nguyễn Vũ Cân, Trưởng ban Quốc tế, báo điện tử dangcongsan.vn – bố của một thành viên trong nhóm là Nguyễn Đình Tấn Vũ - cho biết sự thực không phải như vậy. Liên lạc về nhà, Tấn Vũ cho biết hiện đang kẹt ở trên núi. Do đi bộ nhiều ngày nên một số thành viên trong đoàn đã có dấu hiệu kiệt sức.
“Nhận được tin con mà tôi rất lo. Hôm qua, anh Tuyến ở Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ nói nhóm đã an toàn và được trực thăng đưa về Kathmandu”, ông Cân lo lắng nói.
Liên lạc qua với người thân qua Whatsapp, chị Đoàn Thị Diễm Chi - một thành viên trong nhóm - viết: “Đường xuống núi rất nguy hiểm và bị sạt lở trầm trọng. Tụi em đã tìm cách và gọi được đến Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ và đường dây nóng của bảo hiểm AIG để kêu cứu được giúp đỡ xuống núi nhanh nhất nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa nhận được giúp đỡ. Chúng em tạm thời không di chuyển nữa”.
PV cố gắng liên lạc theo số điện thoại Nepal mà chị Chi cho nhưng không kết nối được.
Chị Nguyễn Nữ Phương Hạnh – em họ của chị Chi – cho biết khu vực hiện nhóm đang sóng điện thoại chập chờn nên hầu như không thể gọi được. Mạng Viber cũng chập chờn. Mấy ngày nay, nhóm liên lạc với người thân ở Việt Nam qua Whatsapp.
Chị Hạnh cho biết nhóm 5 người trên sang Nepal vào ngày 18.4, nếu đúng lịch trình thì nhóm có mặt ở Việt Nam ngày 1.5. Ban đầu khi leo núi nhóm có 10 người gồm: 5 người Việt Nam, 3 người HongKong và 2 porter (nhân viên khuân vác) địa phương. Tuy nhiên, hiện nhóm đã tách làm hai: 3 người HongKong và 1 porter đi về Dingboche, còn 5 người Việt và 1 porter đi về Namche.
“Cách đây khoảng 2 giờ, tôi có liên hệ qua Whatsapp với chị Chi. Chị Chi co biết hiện nhóm vẫn đang ở Namche. Suốt ngày hôm qua đi bộ nên hiện các thành viên trong đoàn gần như kiệt sức. Lương thực, nước uống chắc cũng không còn nhiều”, chị Hạnh nói.
Điều mà chị Hạnh lo lắng nhất là việc Đại sứ quán Ấn Độ thông tin nhóm đã an toàn, trong khi thực tế không phải vậy thì sẽ có khả năng các tổ chức cứu trợ quốc tế gạch tên nhóm ra khỏi danh sách cần cứu trợ. Nếu điều này xảy ra thì rất nguy hiểm cho nhóm trong tình trạng như hiện nay.
“Đáng lo ngại hơn là Đại sứ quán Ấn Độ thông tin nhóm đã đưa về Kathmandu. Mọi người ai cũng đang đinh ninh là họ đã an toàn và tạm dừng tìm kiếm. Mong báo đài sớm đưa tin để các đội cứu hộ trong nước và ngoài nước được cập nhật về tình hình thực tế của nhóm vẫn nằm trong vẫn trong nguy hiểm”, chị Hạnh nói.
Trao đổi với PV chiều 28.4, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết nhóm 5 người mới gọi điện về đại sứ quán thông báo nhóm vẫn an toàn tại Namche để chờ cứu hộ.
“Hiện đại sứ quán mới chỉ kết nối thông tin với nhóm còn phương án cứu hộ phải ở cấp cao hơn. Về thông tin không thống nhất liên quan đến nhóm, đại sứ quán chỉ nói nhóm an toàn ở Namche”, vị này nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.