Mẹ ăn chuối xanh nhường cháo cho 3 con bị bệnh
(07:27:08 AM 11/01/2013)
Vét nốt nắm gạo cuối cùng, chị Thủy nấu với ít rau su hào hàng xóm mang cho. Ảnh: Văn Định. |
Vét nốt chỗ gạo trong bao tải để ở góc nhà, chị Thủy cho vào nồi nấu kèm lá su hào hàng xóm vừa mang cho. Nghe tiếng hai đứa con trai bị bại não là Nguyễn Văn Trường (5 tuổi) và Nguyễn Văn Thọ (3 tuổi) khóc ran vì đói ở nhà trên, chị nhét thêm rơm để lửa to cho cháo nhanh chín. Đợi hai con trai ăn xong, chị và con gái Nguyễn Thị Yến (10 tuổi) vét nốt chỗ cháo trong nồi.
Để có đồng ra đồng vào và quả trứng cho con, chị Thủy tận dụng bãi đất trống trước nhà nuôi đàn gà. Thi thoảng chị đi dọn chuồng vịt thuê cho hàng xóm, không ai trông con, chị đành khóa cửa để hai đứa tự chơi. Mỗi lần như thế chị được trả 50.000 đồng. Có hôm về nhà chị giật mình thấy đứa ngã xuống đất chảy máu mồm, đứa thì bôi phân lên khắp mặt.
Chị kể, nhiều hôm bốn mẹ con không có gì cho vào bụng. Thương tình, hàng xóm mỗi nhà cho vay vài bò gạo. Nhiều khi ngại, chị không dám vác rá đi vay. "Có hôm đói quá, ruột cồn cào không ngủ được, tôi ra vườn vặt quả chuối xanh ăn cho quên đói", người mẹ buồn rầu cho biết.
35 tuổi, khuôn mặt chị Thủy xạm đen, người còm nhom. Lúc nào chị cũng tất bật hết chăm con đến làm kiếm thêm. Cũng vì kiếm tiền nuôi con, chồng chị, anh Nguyễn Văn Chung luôn vắng nhà theo các công trình xây dựng. Mỗi ngày anh Chung làm được 100.000 đồng, nhưng chưa tháng nào anh lĩnh trọn vì toàn phải xin ứng trước để lo chữa bệnh cho các con.
Lấy nhau đầu năm 2002, vợ chồng chị Thủy đón đứa con gái đầu lòng vào cuối năm đó. Lúc mới sinh, trái tim bé Yến bị "lỗi nhịp" khiến môi tím tái, quấy khóc cả ngày. Càng lớn Yến càng teo tóp. 5 tuổi em được mổ tim miễn phí lần 1. Sau ca mổ, đều đặn mỗi tuần chị Thủy bắt xe đưa con lên bệnh viện lấy thuốc. Về sau để tiết kiệm chi phí đi lại, người mẹ cọc cạch đạp xe chở con gái từ Hà Nam lên Hà Nội chữa trị.
Với bốn mẹ con chị Thủy, cháo độn rau là bữa ăn 'thịnh soạn'. Ảnh: Văn Định. |
Đạp xe chở con, thỉnh thoảng chị phải dừng lại giữa đường vì Yến đau tức. Trưa đói lả, không có tiền ăn cơm quán, mẹ con chị đành vào nhà dân ven đường xin bát cơm qua bữa rồi lại đi tiếp. Hiện, Yến học lớp 5 trường tiểu học Liêm Tiết. Những hôm em lên cơn đau tim, cô giáo lại điện cho mẹ đến đưa về. Bệnh tật nhưng Yến ham học và luôn đạt học sinh tiên tiến.
Mong muốn có thêm đứa con lành lặn, vợ chồng chị Thủy lần lượt sinh thêm bé Trường và bé Thọ, nhưng cả hai đều bị bại não bẩm sinh. Cứ khi nào thức là hai anh em lại la hét khiến đôi mắt người mẹ lúc nào cũng sưng húp vì xót con. Mắc chứng rung giật mãng cầu nên mắt của Trường và Thọ trợn ngược lên. Càng lớn, chân hai em càng quắt lại nên cả hai chỉ cử động bằng cách xoay vòng tròn trên giường.
Cả hai thường xuyên đau ốm nên chuyện đi bệnh viện với mẹ con chị như "cơm bữa". "Có lần tôi vừa đưa Trường đi Hà Nội, được gần nửa đường thì hàng xóm điện báo Thọ lên cơn co giật. Tôi lại vội xuống bắt xe giữa đường quay về đưa cháu đi cấp cứu", chị Thủy kể.
Nhắc đến bệnh tật của con, chị Thủy sực nhớ sắp tới ngày đưa Yến đi mổ tim lần 2. "Các bác sĩ dặn gia đình tôi lo liệu để sớm cho cháu đi mổ vì để lâu sẽ nguy hại đến tính mạng. Chi phí mổ đến cả trăm triệu, giờ vợ chồng tôi không biết vay mượn ở đâu", chị Thủy lo lắng.
Số tiền vay ngân hàng và hàng xóm để chữa trị cho các con đã gần 80 triệu đồng. Khoản nợ ấy chưa trả xong thì anh chị lại phải chuẩn bị hơn 100 triệu để mổ cho Yến. Hai bên nội ngoại đều khó khăn nên không giúp được anh chị là bao.
Chị Thủy nuôi vài con gà bán lấy đồng ra đồng vào và kiếm trứng cho con ăn. Ảnh: Văn Định. |
Năm 2009 thấy hoàn cảnh anh chị nghèo khó, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hà Nam và chính quyền địa phương đã giúp đỡ xây cho gia đình ngôi nhà cấp 4 lấy chỗ che mưa nắng. Ngày làm nhà, hàng xóm tình nguyện đến giúp và còn mang cho ngói, cây luồng, cánh cửa.
Chị Nguyễn Thị Thúy, sống gần nhà chị Thủy, chia sẻ vợ chồng Chung - Thủy hiền lành, thật thà. "Nhiều hôm thấy các cháu đói khóc, cơm vừa chín tới, tôi xới ngay một bát mang sang cho các cháu ăn đỡ đói. Ai ở đây cũng thương cho hoàn cảnh của gia đình anh chị", chị Thúy nói.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, trưởng thôn Văn Lâm 1 cho biết, gia đình chị Thủy thuộc diện hộ nghèo nên được giảm các khoản đóng góp. Mới đây cháu Trường được hưởng trợ cấp hàng tháng 360.000 đồng, còn cháu Thọ được trợ cấp 180.000 đồng.
"Số tiền ấy vẫn chưa thấm vào đâu so với gánh nặng mà anh chị đang phải gánh. Chúng tôi mong mọi người chung tay giúp đỡ để vợ chồng chị Thủy vượt qua được khó khăn", ông Thủy nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
- Bộ trưởng TN&MT kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).