»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:09:45 AM (GMT+7)

Hiểm họa ung thư từ 'nghề chết từ từ'

(12:22:17 PM 01/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Nghề “chết từ từ” hay nghề “chết dần chết mòn” – đó là từ mà các chị thường nói về nghề của mình và cả cuộc sống của mình…
“Biết là chết nhưng vẫn phải làm thôi”
 
Hằng ngày, quanh khu vực các bãi rác ở ven đô, giữa đám khói đen kịt và khét lẹt bốc lên là bóng những người phụ nữ đang cặm cụi tỉ mẩn với công việc của mình. Họ là những người làm nghề đốt dây đồng. Cái nghề mà nhiều người vẫn quen gọi là “nghề chết từ từ” bởi sự độc hại của nó.
 
 Những cuộn lõi đồng, sắt sau khi đốt được nhúng vào nước. Xung quanh vẫn là mùi khí độc bao trùm hết sức khó thở.

Bãi phế thải bên đường Lê Đức Thọ (xã Mỹ Đình, Từ Liêm, HN) là một trong những bãi rác lớn nhất của TP Hà Nội. Mỗi ngày, ở quanh bãi rác này có từ 10 – 15  phụ nữ cặm cụi đi nhặt những thanh sắt vụn, túi nilon... Không chỉ nhặt rác mà họ còn đem theo những cuộn dây đồng (chủ yếu là dây điện đã thu mua trước đó) để đốt lấy lõi đem bán.
 
Tâm sự với chúng tôi, chị Lê Thị Hà (quê ở Kim Động, Hưng Yên) cho biết: “Vì các đại lý chỉ thu mua phần lõi đồng hoặc nhôm nên những dây diện sau khi thu gom mua về phải đem ra các bãi rác để đốt. Đốt cháy hết lớp nhựa bên ngoài, chỉ lấy phần lõi thôi”.
 
Theo chị Hà, mỗi ngày khối lượng dây điện chị thu mua được khoảng từ 50 – 60kg, có hôm “trúng mánh” như công ty hay tòa nhà cao tầng nào đó thay dây điện thì khối lượng dây điện thu mua được có khi lên đến hàng tạ. 
 
Chỉ tính riêng bãi rác thải bên đường Lê Đức Thọ, mỗi ngày cũng có hàng chục người đem dây điện ra đây để đốt lấy lõi kim loại bên trong. Không chỉ dây điện mà ống dẫn, thanh chắn, ống tuýp,… có lõi kim loại bên trong cũng được đốt hết.
Thành lệ, cứ vào buổi trưa và cuối buổi chiều là các bãi rác thải này lại nghi ngút khói. Trong màn khói đen ngòm mù mịt và khét lẹt bay lên, những người phụ nữ với khẩu trang bình thường, tay trần lúi húi móc những cuộn kim loại đen sì từ trong đám cháy ra rồi vội vàng nhúng vào chậu nước đã để sẵn.
 
Chị Đỗ Phương Huyền (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) vừa nhặt cuộn dây đồng mới đốt xong cho vào bao tải, vừa nói với chúng tôi: “Về quê thì biết làm gì để ra tiền, ruộng mỗi ngày một ít và thu nhập chẳng đáng là bao. Các cháu nhà tôi đang tuổi ăn học, vì thế gần 3 năm ra Hà Nội đi làm nghề mua đồng nát, thấy nơi nào có bãi phế thải là vào đào bới kiếm thêm. Nhưng bây giờ rác phế liệu còn dùng được cũng đâu có nhiều, đa số họ đã lọc ngay từ lúc gom rác, thành ra chủ yếu vẫn là thu mua dây đồng thôi”.
 
Biết là nghề đốt dây đồng độc hại nhưng vì mưu sinh mà những người phụ nữ nghèo khổ từ các tỉnh lẻ lên Thủ đô này vẫn phải làm.

Nguy cơ mắc ung thư cao
 
Những người làm nghề thu gom và đốt dây đồng như chị Hà, chị Huyền có lẽ phải đến vài trăm người. Họ thuê nhà trọ giá rẻ ở các vùng ngoại thành và ở tập trung với nhau. 
 
Chị Luyến (quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc), người có thâm niên thu mua đồng nát ở khu vực huyện Từ Liêm gần cả chục năm nay cho biết: “Làm cái nghề này cực lắm chú ạ. Vì thế mà chị em ở trọ cùng cảnh xa nhà vẫn thường động viên nhau, bày cho nhau từng kinh nghiệm nhỏ, chăm sóc nhau khi ốm đau, “trái gió trở trời”. Biết là nghề này độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì miếng cơm manh áo mà buộc phải làm thôi, chứ ai muốn thế đâu”.
 
 Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phần lớn những người thu mua sắt vụn, đốt dây đồng bị mắc các bệnh đường hô hấp.

Theo chị Luyến, nghề thu gom và đốt dây đồng là nghề bấp bênh, chủ yếu dựa vào may mắn. Có người ngày kiếm được cả trăm nghìn đồng, nhưng cũng có người chỉ được vài ba chục, đủ nuôi thân và chút ít để dành. Có người thức dậy từ 3 – 4 giờ sáng, rồi rong ruổi cho đến tận đêm khuya mới về.
 
Chị Luyến kể: “Có hôm dây đồng nhiều, đốt và ngửi phải khói nhiều quá, tối về nhà không thở được. Ngực thì đau tức như có ai đó đè lên, ngạt thở, sáng dậy ho khan ra máu. Hôm sau phải đi mua thuốc uống. Đến viện khám và chụp X-quang thì thấy hai lá phổi của mình đen sì, lại còn có những vết chấm nữa. Bác sĩ bảo “chị bị bệnh phổi rồi”. Khi tôi bảo làm nghề nhặt rác với đốt dây đồng thì vị bác sĩ chỉ còn biết lắc đầu, kêu lên “chị dừng ngay việc làm này đi, nếu như không muốn chết sớm”. Khổ, bỏ sao được chú, bỏ đi rồi về quê biết làm gì mà kiếm sống. Biết chết cũng đành chịu vậy”.
 
Được biết, hầu hết những người làm nghề đốt dây đồng đều là những chị em phụ nữ có cuộc sống khó khăn, từ các vùng quê nghèo khó lên Hà Nội kiếm sống. Đa phần trong số đó đều mắc các bệnh có liên quan đến đường hô hấp vì thường xuyên hít phải khói độc từ việc đốt dây đồng.
 
Những người trực tiếp làm công việc đốt dây đồng này không có trang phục bảo hộ mà chỉ sử dụng loại khẩu trang và găng tay bình thường khi làm việc. Do không có lò đốt nên tất cả các loại dây kim loại đều chỉ đốt trực tiếp và thải khói trực tiếp ra ngoài tự nhiên. Điều đó không chỉ khiến người trực tiếp đốt đồng bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà những người xung quanh cũng “chịu chung số phận” vì hít phải khói độc này.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga – Cục trưởng Cục y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:

“Nghề đốt dây kim loại là nghề độc hại, những người trực tiếp làm nghề này nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là ung thư. Nếu không được trang bị các trang phục bảo hộ nghiêm ngặt, khói độc từ việc đốt dây đồng có thể khiến người đốt bị ngạt thở hoặc ngất xỉu. Ngoài ra, những độc tố từ khí độc sẽ theo đường hô hấp đi vào cơ thể và bám lại ở các mô tế bào, phá hủy tế bào về sau. Chính vì vậy, trước mắt những người làm nghề này cần trang bị cho mình những trang phục bảo hộ phòng chống khí độc. Về lâu dài, nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về xây dựng các lò đốt – xử lý phế liệu cạnh các bãi rác để hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân”. 

Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiểm họa ung thư từ 'nghề chết từ từ'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI