Tết khó ở vùng tâm chấn động đất
(19:57:53 PM 27/01/2013)Tết khó khăn
Ngày cuối năm, không khí tết rộn rã khắp nơi. Tôi đi lại chặng đường dài gần 150km từ Đà Nẵng về vùng tâm chấn động đất Sông Tranh. Cả năm trời với hàng chục chuyến về Sông Tranh, nhưng chuyến đi lần này tôi thấy dài và xa hơn. Từ đèo Liu, cách thị trấn Trà My vài chục cây số, hai bên đường hoa lau trắng rừng báo hiệu xuân đã về.
Thế nhưng, cái thị trấn Trà My lọt thỏm giữa núi rừng nhộn nhịp ngày nào, vào ngày cuối năm buồn đến lạ. Nhịp sống vẫn cứ chậm rãi như khói đá trên đỉnh núi. Đường từ thị trấn Trà My ngược về các xã Trà Tân, Trà Sơn, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác… mịt mù bụi. Nhà đồng bào dân tộc thiểu số cheo leo trên sườn núi tại các nóc (tương tự như thôn, tổ - PV) vẫn xám xịt, nhịp sống như ngưng lại.
Quang cảnh phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 - vùng tâm chấn động đất. Ảnh: Nguyên Khôi
Vợ chồng anh Hồ Văn Lục - Hồ Thị Hiến (thôn 2, xã Trà Đốc) cùng 6 đứa con nheo nhóc, lem luốc đang ngồi quây quanh mâm cơm bên bếp lửa, buồn bã tâm sự: “Gần Tết rồi mà nhà chẳng mua sắm áo quần gì được cho con. Nhà đông con, năm nay động đất triền miên tui lo lắm, chẳng dám đi rừng, đi rẫy nên tết này khó quá. Nhà mình có con nhỏ nên khi động đất xảy ra, vợ bảo đừng đi rừng nữa, ở nhà nếu có chết thì chết cùng gia đình. Mình ở nhà không thấy chết, chỉ thấy không có tiền để sắm Tết cho con… Vừa rồi, nhà mình bị nứt do động đất, được Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng nhưng không dám đụng vô sợ không có tiền sửa nhà”. Đúng là khó thật. Ngoài căn nhà chính xây bằng gạch và căn nhà dưới bằng gỗ đơn sơ, nhà anh Lục chẳng có gì đáng giá.
Cách nhà anh Lục chừng 10 con dốc, chị Nguyễn Thị Thủy (33 tuổi, thôn 3 Trà Đốc) đang ngồi phơi mớ lúa rẫy vừa tuốt về. Chị bảo: “Năm nay nhà mình chẳng có Tết đâu. Nhà trồng 3 ang lúa nhưng chuột, heo rừng phá hết rồi, chỉ thu hoạch được một ít, không đủ ăn cho cả mùa. Vừa rồi, huyện cho 500.000 đồng quà Tết nhưng mình chỉ mua mắm, mua gạo, còn tiền sắm áo quần cho con thì không có…”. Trước đây, nhà chị Thủy ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2, bị giải tỏa và được đền bù 120 triệu đồng, vợ chồng chị kéo về Trà Sơn dựng nhà. Nhưng về Trà Sơn chỉ có nhà mà không có đất sản xuất, thế là vợ chồng chị lại kéo nhau về lại Trà Đốc mưu sinh với hơn 2ha đất rẫy. Nhưng hơn 2ha đất rẫy cũng chẳng thể nuôi sống đủ 2 vợ chồng và 3 đứa con đang đi học.
Vợ chồng anh Hồ Văn Lục (thôn 2, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) buồn bã khi nghe nhắc đến việc mua sắm Tết cho con.
Người dân Trà My nói đùa mà thật, ở cái huyện miền núi này, muốn biết bà con ăn Tết ra sao thì cứ đứng ở quầy tạp hóa đầu xã là biết hết. Năm nay, quán vắng tênh. Chị Nguyễn Thị Hà, chủ quầy tạp hóa ngay ngã ba xã Trà Tân, dưới chân con đập thủy điện Sông Tranh 2, đầu cầu Sông Tranh nối các xã Trà Đốc, Trà Bui, ngày Tết mà rảnh đến lạ. Ngồi thừ trên chiếc ghế nhựa cũ mèm, chị Hà thở dài: “Còn 2 tuần nữa là tới Tết rồi mà chẳng thấy ai mua sắm gì hết. Ở đây có 3 quán tạp hóa thì vắng cả 3. Mọi năm, thời điểm này là người dân xếp hàng mua sắm tết, vậy mà… Tất cả cũng là do động đất!”.
Quà Tết cho người nghèo
Huyện Trà My có hơn 40.000 dân thì có đến 5.573 hộ nghèo, chiếm 57,84% dân số. Trong số đó, chiếm phần lớn là người dân tộc thiểu số Ca Dong và Cor. Trà My vốn là vùng căn cứ Khu V, chiếc nôi của kháng chiến Trung bộ. Sau chiến tranh, đất Trà My khô cằn sỏi đá, xơ xác vì bom đạn. Mất mấy chục năm ròng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Trà My đã dựng lên giữa núi rừng một thị trấn sầm uất, nhộn nhịp. Thế nhưng, hơn 1 năm qua, Trà My lại quay về cái thời khó khăn xưa cũ sau những trận động đất triền miên, những trận đất rền đến lung lạc lòng người.
Nếu trước đây, nói đến cái tên mỹ miều Trà My là nhắc đến hương quế nổi tiếng cả nước, thì nay khi nhắc đến Trà My là nhắc đến những trận động đất. Đã hơn 1 năm qua, hàng chục trận động đất mạnh đã làm xáo trộn cuộc sống người dân. Người dân mất ăn, mất ngủ, bỏ làm thậm chí bỏ nhà vào rừng vì động đất. Còn lãnh đạo địa phương thì suốt ngày ôm cái điện thoại để… theo dõi và thông báo tình hình động đất cho cấp trên, cho báo chí. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nói nửa đùa nửa thật: “Động đất trở thành thứ “đặc sản” không mong đợi của Trà My, thay cho cây quế!”.
Những đứa trẻ nhà nghèo, chưa ổn định cuộc sống ở vùng tâm chấn động đất Bắc Trà My, Quảng Nam.
Bà Huỳnh Thị Thùy Dung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết, năm nay, do khó khăn chung của nền kinh tế cộng thêm động đất liên tục đã kéo lùi nền kinh tế của Bắc Trà My. Chính quyền lao lực, người dân cùng cực vì động đất. Chính vì thế, cái Tết năm nay ở Bắc Trà My hiện diện rõ sự khó khăn. Để giúp dân có một cái tết đầm ấm, huyện Bắc Trà My đã đứng ra huy động các tổ chức, cá nhân, hội đoàn thể góp quà Tết tặng cho dân. Đến nay, huyện đã huy động được 4.000 suất quà tết tặng hộ nghèo của địa phương trị giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/suất, trong đó cán bộ, công chức của huyện đóng góp được 900 suất.
Năm nay, huyện ra quyết tâm tặng quà Tết cho tất cả 5.573 hộ nghèo trên toàn huyện, không để hộ nào không có quà Tết. Nếu không đủ, huyện sẽ trích ngân sách để hỗ trợ. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các xã lập Ban chỉ đạo Tết rà soát, lập danh sách hỗ trợ, đảm bảo không có hộ nào thiếu ăn trong dịp Tết. Nếu xã nào để dân thiếu ăn trong dịp Tết thì lãnh đạo xã đó phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện. Đến nay, huyện cũng đã phát 310 tấn gạo hỗ trợ Tết của tỉnh Quảng Nam và Trung ương cho đồng bào huyện Bắc Trà My.
Chính quyền nỗ lực, quyết tâm, song cái thực lực của huyện vẫn chẳng thể nào xua nổi khó khăn trong một sớm một chiều.
Tết này, Trà My buồn!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.