Nỗi đau của người vợ bị chồng tạt xăng thiêu sống 
(08:50:39 AM 05/07/2013)
Kẻ vào tù, người thương tật suốt đời
Sau khi kết thúc phiên tòa xét xử vụ án “chồng
Trong đớn đau, chị Nguyên kể lại, sáng 2/11/2012, khi chị đang ngồi bán bánh chuối chiên ở vỉa hè đường Nguyễn Trãi, bất ngờ chồng chị là Nguyễn Công Tâm (SN 1979, quê ở TP.HCM, trú xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) đến la lối đòi vợ đưa tiền để đi đánh bạc.
“Lúc đó tôi đang ngồi rán bánh bán cho khách, lò bếp lửa cháy to. Chồng tôi đến chửi bới rồi yêu cầu tôi đưa 50 triệu đồng để đi đánh bạc. Tôi nói tiền bán bánh rán và cà phê cóc chỉ đủ nuôi sống cả nhà, lấy đâu ra số tiền lớn như thế để đưa cho ổng. Sau khi nói xong, bất ngờ ổng
Từ một người đàn bà có nhan sắc, bây giờ chị Nguyên phải sống lầm lũi trong nỗi đau tàn phế.
Các bác sĩ cho biết chị Nguyên bị bỏng 43%. Khi ấy, chị Nguyên chỉ muốn chết đi cho xong vì tiền điều trị quá lớn và nhan sắc đã bị biến dạng. “Hồi đó tôi van xin các bác sĩ đừng điều trị cho tôi nữa, hãy để tôi được chết cho thoả lòng, vì có sống thì cũng không lấy lại được sức khỏe, hình hài như trước đây, sống làm chi cho khổ suốt đời. Nhưng các bác sĩ không đồng ý và tìm cách cứu chữa. Bây giờ đã ra viện nhưng sức khỏe yếu và bị biến dạng về nhan sắc nên tôi không làm được việc gì, không biết nuôi con làm sao đây. Sống mà như đã chết” - chị Nguyên tâm sự.
Dở dang hai đời chồng đều say cờ bạc
Cuộc đời chị Nguyên có thể được gói gọn trong hai từ “bạc phận” bởi những gì mà chị đã trải qua. Là con út trong một gia đình lao động nghèo có 5 anh chị em, chị Nguyên được tiếng là “có sắc” nhất. Năm 18 tuổi, Nguyên nổi bật ở khu phố, vì thế có nhiều chàng trai đeo đuổi muốn cưới về làm vợ. Tuy nhiên, số phận đưa đẩy đã khiến chị Nguyên xiêu lòng và về chung sống như vợ chồng mà không hề có đăng ký kết hôn với một người tên Nhân từ miền Nam ra Đà Nẵng lập nghiệp.
Sau khi về chung sống và có với nhau một đứa con, người chồng suốt ngày cờ bạc, rượu chè. Tệ hại hơn, sau mỗi cơn say và thua bạc, ông chồng vũ phu lại về nhà đánh đập, chửi bới vợ con. Quá sức chịu đựng, hơn 2 năm sau đó, chị Nguyên chia tay với cuộc hôn nhân không giá thú và gửi con cho bà ngoại, bỏ vào miền Nam sinh sống.
Những tưởng vào “miền đất hứa” sẽ tìm được bến đỗ bình yên cho cuộc đời, nhưng tại đây chị Nguyên lại gặp tiếp một bất hạnh khác mà đến bây giờ nỗi đau vẫn còn đọng mãi. Đó là vào năm 2008, chị Nguyên thuê trọ ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) thì gặp Nguyễn Công Tâm. Thân gái dặm trường, nơi đất khách không có ai nương tựa, lại nhận được sự quan tâm từ phía Tâm nên không lâu sau chị Nguyên và Tâm về sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Sống ở TP.HCM được một thời gian, Nguyên và Tâm có với nhau một đứa con rồi hai người khăn gói ra lại Đà Nẵng kiếm sống, vì ở TP.HCM quá khổ. Hai vợ chồng tích góp được 50 triệu đồng mua một mảnh đất và dựng căn nhà tạm để ở tại xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. Do không có nghề nghiệp nên chị Nguyên phải xuống phố nhờ nhà bà ngoại để bán bánh rán, cà phê cóc kiếm sống, còn Tâm thì làm “thợ đụng”, ai kêu gì làm nấy, thu nhập bấp bênh.
Chính thời gian rảnh rỗi đã khiến Tâm lao vào đỏ đen như một con thiêu thân. Đầu tiên, có được ít tiền làm thuê, thay vì đưa về cho vợ con, Tâm lại đi nướng vào cờ bạc. Thắng đâu chẳng thấy mà Tâm càng chơi cờ bạc càng thua và càng cay cú, muốn gỡ gạc. Những tài sản có giá trị trong nhà cũng “đội nón” ra đi theo trò chơi đỏ đen của Tâm. Đến khi hết tiền, nợ nần chồng chất, Tâm về đòi tiền vợ, đánh đập chửi bới. Khi vợ nói không có tiền thì Tâm nhẫn tâm mua xăng về đốt vợ.
“Số phận đưa đẩy em gặp phải hai người chồng không hôn thú quá tàn nhẫn. Lúc mới quen và yêu, ban đầu họ đều hứa hẹn và nói hay lắm, nhưng khi về chung sống thì mới dần dần lộ ra là tệ bạc. Ai cũng có máu mê đỏ đen, lao vào cờ bạc như con thiêu thân. Em can ngăn và nói thì bị chửi, bị đánh. Nhưng nỗi đau lớn nhất đối với em mà em không thể tưởng tượng nổi là bị chính chồng mình
Ngày 21/6 vừa qua, TAND quận Hải Châu, Đà Nẵng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chồng tạt xăng thiêu sống vợ” và tuyên án bị cáo Nguyễn Công Tâm 6 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”, buộc bị cáo bồi thường cho nạn nhân 112 triệu đồng để điều trị thương tích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)