Người đàn ông 6.000 đêm không ngủ
(09:38:03 AM 04/07/2013)“Gần 6000 đêm thức trắng, tui không hề biết đến giấc ngủ là gì. Ban ngày lao động vất vả, nhưng khi đêm đến, nằm xuống để ngủ thì con mắt không thể nào nhắm lại. Nhiều lúc tui thèm khát được ngủ một giấc cho đã đời, có chết cũng toại nguyện”. Đó là những lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Hùng (44 tuổi ) trú tại tổ 10A, thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An (Quảng Nam).
Một buổi chiều cuối tháng 4, chúng tôi lên con đò nhỏ từ bến Bạch Đằng để sang kia sông Hoài, thuộc xã Cẩm Kim. Là một phần của thành phố nổi tiếng về du lịch, nhưng Cẩm Kim vẫn còn là một xã đảo lắm nghèo khó. Trên chuyến đò ngang, chúng tôi tình cờ nghe câu chuyện về anh Nguyễn Văn Hùng mà không khỏi chạnh lòng và thán phục.
Bỗng dưng mất … ngủ!
Chúng tôi đến vào một chiều mưa giông, anh Hùng khó nhọc lê đôi chân kiếm thau, vại trong nhà để hứng nước mưa dột. Căn nhà tình nghĩa mà địa phương và bà con góp công làm 11 năm rồi đã xuống cấp trầm trọng. Cô con gái đầu Nguyễn Thị Cẩm Trinh 21 tuổi, nhưng ngây ngô khờ khạo, suốt ngày chỉ biết cười, nhìn cha, nhìn khách và mưa.
Anh gượng cười: “Nói thiệt với mấy em cũng không phải. Nhà tui cũng không có chi sẵn. Vợ tui đi đổi nước ngoài chợ, chừ chưa về đâu. Mấy em thông cảm ngồi đỡ xuống đây”.
Ông Hùng và con gái.
Bước sang tuổi 44, anh đã có đến 16 năm
Cách đây 16 năm, anh thấy trong người đã có những biểu hiện khác thường, nhưng nhà nghèo không có tiền đi khám. Mà dân nghèo ở quê vốn quen bệnh nhẹ, chỉ khi nằm liệt giường mới đến bệnh viện. Rồi cái ngày liệt giường của anh cũng đến. Toàn thân anh mất cảm giác không cử động được, bên trong đau nhức không chịu nổi. Gia đình đưa anh ra bệnh viện đa khoa Hội An để điều trị.
Bác sĩ bảo anh bị căng thẳng thần kinh vì lao lực nhiều nên bị mất ngủ. Anh tin vậy, và về tịnh dưỡng nhưng anh vẫn không thể nào ngủ được. Sau một thời gian dài, bệnh tình anh vẫn không thuyên giảm mà có nguy cơ không cử động được, không đi lại được. May thay, sau khi chuyển ra bệnh viện Đà Nẵng, ca phẫu thuật thành công giúp anh đi lại được dù rất khó khăn. Đôi tay không cầm được vật nặng nhưng có thể làm được vài việc lặt vặt trong nhà.
Từ sau ca phẫu thuật, nợ nần chồng chất, anh không làm gì ra tiền. Ngày ngóng trông ra đầu ngõ khắc khoải chờ vợ và đứa con gái ngớ ngẩn đi về. Đêm xuống căn bệnh lại giày vò anh, cứ nhắm mắt lại là nghe đau nhức trong xương trong thịt. Đêm nào tui cũng chỉ ngủ được non non 1 tiếng hồng đồ, nhiều nhất và rất hiếm là được 3 tiếng. Còn lại là trợn mắt với những cơn đau hành hạ, chờ cho gà gáy sáng” – anh Hùng nói bằng giọng run run, mắt đỏ hoe, nhấc đôi tay khó khăn tì xuống nền, đứng dậy, ra ngoài hiên.
“Thèm một giấc ngủ đã đời”
Người dân nơi đây đều thấy, trong căn nhà dột nát ấy hằng đêm có người đàn ôngdằn mình qua những cơn đau để chờ một sự kì diệu nào đó đến với mình. 16 năm chờ một giấc ngủ cũng là chờ căn bệnh lạ hết đi để anh đi làm giúp vợ con. Nhưng, ước mơ ấy với gia đình anh vẫn còn xa vời mong manh quá đỗi. Anh Nguyễn Văn Hùng đã có 6000 đêm
Gia đình anh đã được chính quyền địa phương xếp vào danh sách hộ nghèo đã lâu, anh được nhận 180.000 đồng/tháng và cô con gái của anh được nhận 280.000 đồng/tháng. Vợ anh mỗi ngày ngoài chợ chỉ kiếm được từ 20 – 30 chục nghìn đồng. Chừng ấy với chi tiêu của một gia đình 4 người là quá eo hẹp.
Con gái thứ của anh Hùng là Nguyễn Thị Cẩm Trang đã bỏ học dở dang sau khi lên lớp 10 cách đây 3 năm. Hiện cô bé làm thuê cho một shop bán hàng ở khu phố cổ Hội An để phụ giúp cho gia đình. Cô bé đã hy sinh cả tương lai và cuộc sống của mình để mong cho ba mẹ bớt một phần gánh nặng.
Chị vợ anh Hùng cũng từ ngoài sân tất tả đi vào. Vậy là xong buổi chợ chiều, vơi mấy đùm răm, đùm mắm trên tay cho chồng cho con. Chị òa khóc ngay khi chúng tôi đề cập đến chuyện gia đình.
Chị chia sẻ trong dòng nước mắt mệt mỏi sau buổi chợ: “Các anh thấy đó, đứa lớn thì ngu ngu khờ khờ, từ cái ăn cái uống đến vệ sinh cá nhân đều phải có người khác làm giùm. Con nhỏ thì vợ chồng tui không có tiền cho học tiếp, chừ phải đi làm thuê. Còn ổng (chồng) đã gần 16 năm ni chỉ biết vật vã với bệnh tật. Đêm mô cũng nằm rên trong cơn đau. Trời ác chi mà ác kinh rứa!”. Rồi chị không nói được nữa. Căn nhà chìm trong tiếng thút thít rồi im lặng. Anh Hùng lại ra cửa, rút một điếu thuốc, châm lửa, phả những đường khói như muốn thoát bớt nỗi đau, nỗi cơ cực của mình ra. Nhưng nào có được.
Anh bảo: “Tui cũng không muốn hút chi nhiều đâu anh. Thỉnh thoảng anh em bà con cho người vài chục, tui mua điếu thuốc hút, chứ tiền mô mà phí. Cả đêm
Ông Nguyễn Nhì, tổ trưởng tổ dân phố số 10A xác nhận: “16 năm
Thấy hoàn cảnh vậy, chính quyền xã đưa gia đình anh vào diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn hơn 10 năm nay. Mong sao có một tổ chức y tế nào tìm hiểu nguyên nhân để giúp điều trị căn bệnh thức đêm không ngủ được của anh Hùng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.