Giao lưu trực tuyến
Bóp chẹt dòng sông
(18:32:49 PM 18/03/2015)>>Lấp sông Đồng Nai làm dự án
>>Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư "thắng", dân "chết
>>Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?
Sửng sốt, kinh ngạc và phẫn nộ là tâm lý của hầu hết bạn đọc, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, quy hoạch khi nghe thông tin, để làm dự án bất động sản thương mại, người ta sẵn sàng lấp cả sông Đồng Nai.-Ảnh: TL
Hệ lụy của việc "bức tử môi trường", san lấp kênh rạch đã khiến nhiều thành phố lớn trên cả nước rơi vào tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, thiếu nước, giảm chất lượng đời sống người dân. Đáng nói là giải quyết vấn đề này không hề đơn giản, ngay cả khi tiến hành nạo vét lại các kênh, rạch, sông đã lấp trước đó.
Không chỉ ở VN, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trả giá đắt về việc này. Vì thế, bảo tồn các dòng sông, nâng niu từng con kênh, rạch; xây kè, lát đá chống sạt lở trở thành vấn đề quan trọng đối sự phát triển của nhiều nước.
Cách đây chưa lâu, dự án xây tháp hải đăng trên sông Hàn (Đà Nẵng) đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của giới chuyên môn cũng như người dân khi đưa ra lấy ý kiến. May mắn là với tinh thần cầu thị, vì lợi ích chung, lãnh đạo TP này cuối cùng đã chính thức dừng dự án để bảo vệ dòng sông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân TP.
Với sông Đồng Nai, đây là một ưu đãi trời phú cho vùng đất này khi có dòng sông hiền hòa "vắt" ngang qua mà nhiều đô thị "thèm muốn" chưa có được. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho gần 18 triệu người sinh sống ở 11 tỉnh thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thế nên không ai hiểu nổi, tại sao người ta lại có thể "bóp" nó lại, lấp đi một khúc để làm trung tâm thương mại, để làm nhà phố tỉ nọ, tỉ kia kiếm lời, hệ lụy của nó không chỉ ở hiện tại mà nhiều thế hệ con, cháu sau này sẽ phải gánh.
Nhưng nếu bức xúc doanh nghiệp một thì bức xúc việc chính quyền tỉnh Đồng Nai, nơi đã cấp phép cho nhà đầu tư thực hiện dự án này gấp trăm lần. Họ chắc chắn không thể không biết các hệ lụy từ việc lấp sông làm nhà, họ cũng thừa biết tầm quan trọng của sông Đồng Nai đối với cả chục tỉnh, thành xung quanh. Chẳng nói đâu xa, ngay trong năm 2014 đã có không ít cuộc họp lãnh đạo các tỉnh, thành liên quan về việc giải quyết ô nhiễm trên sông Đồng Nai để thêm nguồn cung cấp nước sạch cho các địa phương lân cận. Vậy thì vì lý do gì, họ bất chấp tất cả để cấp phép cho dự án lấp sông này? Tại sao một dự án lớn như thế này lại không được đưa ra lấy ý kiến người dân? Tại sao dự án lại ưu đãi vượt khung, không phải dành một tỷ lệ diện tích cho nhà xã hội theo quy định? Tất cả cần được làm rõ. Bởi thử đặt trường hợp địa phương nào cũng sẵn sàng cấp phép lấp sông cho doanh nghiệp làm dự án thì đừng nói đến tăng trưởng, hiện đại... có lẽ đến cả nước sinh hoạt cũng không đủ mà dùng.
Trách nhiệm của cơ quan nào, người nào ra sao sẽ phải làm rõ nhưng việc khẩn trương trước mắt là phải trả lại sông Đồng Nai cho người dân TP này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.