Thứ bảy, 23/11/2024, 07:44:51 AM (GMT+7)

Bóp chẹt dòng sông

(18:32:49 PM 18/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Sửng sốt, kinh ngạc và phẫn nộ là tâm lý của hầu hết bạn đọc, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, quy hoạch khi nghe thông tin, để làm dự án bất động sản thương mại, người ta sẵn sàng lấp cả sông Đồng Nai.

>>Lấp sông Đồng Nai làm dự án

>>Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư "thắng", dân "chết

>>Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?

>>Cảm tác lấp sông

 

Bóp[-]chẹt[-]dòng[-]sông

Sửng sốt, kinh ngạc và phẫn nộ là tâm lý của hầu hết bạn đọc, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, quy hoạch khi nghe thông tin, để làm dự án bất động sản thương mại, người ta sẵn sàng lấp cả sông Đồng Nai.-Ảnh: TL


Hệ lụy của việc "bức tử môi trường", san lấp kênh rạch đã khiến nhiều thành phố lớn trên cả nước rơi vào tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, thiếu nước, giảm chất lượng đời sống người dân. Đáng nói là giải quyết vấn đề này không hề đơn giản, ngay cả khi tiến hành nạo vét lại các kênh, rạch, sông đã lấp trước đó.


Không chỉ ở VN, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trả giá đắt về việc này. Vì thế, bảo tồn các dòng sông, nâng niu từng con kênh, rạch; xây kè, lát đá chống sạt lở trở thành vấn đề quan trọng đối sự phát triển của nhiều nước.


Cách đây chưa lâu, dự án xây tháp hải đăng trên sông Hàn (Đà Nẵng) đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của giới chuyên môn cũng như người dân khi đưa ra lấy ý kiến. May mắn là với tinh thần cầu thị, vì lợi ích chung, lãnh đạo TP này cuối cùng đã chính thức dừng dự án để bảo vệ dòng sông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân TP.


Với sông Đồng Nai, đây là một ưu đãi trời phú cho vùng đất này khi có dòng sông hiền hòa "vắt" ngang qua mà nhiều đô thị "thèm muốn" chưa có được. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho gần 18 triệu người sinh sống ở 11 tỉnh thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thế nên không ai hiểu nổi, tại sao người ta lại có thể "bóp" nó lại, lấp đi một khúc để làm trung tâm thương mại, để làm nhà phố tỉ nọ, tỉ kia kiếm lời, hệ lụy của nó không chỉ ở hiện tại mà nhiều thế hệ con, cháu sau này sẽ phải gánh.


Nhưng nếu bức xúc doanh nghiệp một thì bức xúc việc chính quyền tỉnh Đồng Nai, nơi đã cấp phép cho nhà đầu tư thực hiện dự án này gấp trăm lần. Họ chắc chắn không thể không biết các hệ lụy từ việc lấp sông làm nhà, họ cũng thừa biết tầm quan trọng của sông Đồng Nai đối với cả chục tỉnh, thành xung quanh. Chẳng nói đâu xa, ngay trong năm 2014 đã có không ít cuộc họp lãnh đạo các tỉnh, thành liên quan về việc giải quyết ô nhiễm trên sông Đồng Nai để thêm nguồn cung cấp nước sạch cho các địa phương lân cận. Vậy thì vì lý do gì, họ bất chấp tất cả để cấp phép cho dự án lấp sông này? Tại sao một dự án lớn như thế này lại không được đưa ra lấy ý kiến người dân? Tại sao dự án lại ưu đãi vượt khung, không phải dành một tỷ lệ diện tích cho nhà xã hội theo quy định? Tất cả cần được làm rõ. Bởi thử đặt trường hợp địa phương nào cũng sẵn sàng cấp phép lấp sông cho doanh nghiệp làm dự án thì đừng nói đến tăng trưởng, hiện đại... có lẽ đến cả nước sinh hoạt cũng không đủ mà dùng.


Trách nhiệm của cơ quan nào, người nào ra sao sẽ phải làm rõ nhưng việc khẩn trương trước mắt là phải trả lại sông Đồng Nai cho người dân TP này.

Nguyên Khanh/TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bóp chẹt dòng sông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI