»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:27:01 PM (GMT+7)

Viên gạch “lạ kỳ” ở Quảng Trị

(10:20:20 AM 28/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Từ mấy tháng nay, gian chái nhỏ phía bên hông nhà ông Hồ Văn Tỉu ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa - Quảng Trị, được dân bản gọi là “nơi hẹn hò” của dân bản, giáo viên, bội đội biên phòng. Bởi ở đó có một viên gạch “kỳ lạ”...

 

Điểm hẹn bất đắc dĩ
 
Ngược đoạn đường gần 150 km từ thành phố Đông Hà, vượt qua đèo Sa Mù quanh năm sương phủ, chúng tôi vào bản Cù Bai.
 
Cả bản Cù Bai hơn 100 hộ dân nhưng có vẻ rất yên ắng, chỉ có gian chái nhà ông Tỉu là đông vui nhộn nhịp. Khác với hình dung ban đầu về “một nơi hẹn hò” lãng mạn, gian chái nổi tiếng này chỉ đơn giản là mấy tấm tôn thưng che tạm bợ bên hông nhà.
 
Như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, anh Hồ Văn Bái (dân bản Cù Bai) “bật mí”: “Sự đặc biệt nằm ở viên gạch trên bức tường kia. Cả vùng này chỉ có chỗ trên viên gạch đó là có sóng điện thoại. Chỉ cần nhích điện thoại ra khỏi viên gạch đó, hay nhấc lên vài centimet thôi là mất sóng ngay...”.
 

Cô Nhạn, giáo viên cắm bản ở Cù Bai phải đặt điện thoại lên viên gạch, bật loa ngoài và dí miệng vô máy để nói chuyện với con đang học ở tận Đà Lạt
 
 
Trong gian chái nhỏ, người đã ngồi kín hai chiếc bàn gỗ chủ nhà thường dùng để ngồi uống nước. Trên bàn, cả chục chiếc điện thoại đều được đặt trong tình trạng sẵn sàng dò sóng. Tất cả đều giữ im lặng trừ người ngồi sát bức tường gạch. Người này, với một điệu bộ không thể lạ hơn là đang ngồi ở mép bàn và dí sát miệng vào viên gạch phía trên bức tường. Trên viên gạch là chiếc điện thoại đã được bật loa ngoài. Tiếng người này nói và cả tiếng người trong điện thoại đều rõ mồn một.
 
Gần 10 phút trôi qua, câu chuyện điện thoại của người đàn ông nọ cũng kết thúc. Một người khác trong bản chuẩn bị đặt máy điện thoại của mình vào viên gạch thì từ ngoài sân, một người đàn ông khác hai ống quần ướt nhẹp hớt hải chạy vào: “Mình có việc gấp lắm. Cho mình mượn chỗ gọi trước”.
 
Xong cuộc gọi, người đàn ông này mới quay ra bắt chuyện: “Nhà mình ở tận bản Cuôi. Cách bản Cù Bai đến nửa ngày đi bộ. Ở đó, không có sóng nên phải chạy ra đây. Mình đi rừng về thì hay tin vợ mình đã được đưa ra bệnh viện huyện sinh em bé. Mình lo quá nên đành chạy về đây gọi điện...”.
 
Cầu nối với miền xuôi
 
Thầy Bùi Văn Phước, một giáo viên cắm bản ở Cù Bai đã 8 năm cho biết: Đây là chuyện thường ngày ở Cù Bai. Bởi nơi gần đây nhất có sóng điện thoại cũng phải cách mấy cây số, cả điện thoại bàn, cả internet đều là những khái niệm xa xỉ.
 
Rồi tình cờ, một buổi chiều cách đây ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin, gần như hàng trăm người dân trong bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến nay, cứ rảnh giờ nào là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản đều xuống gian chái nhà ông Tỉu giờ đó. Gian chái được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”.
 
Thầy Phước cũng là “khách quen” của gian chái này. “Vợ con đều ở dưới xuôi. Mấy hôm nay con nhỏ lại bị ốm nên tranh thủ ra gọi về nhà hỏi thăm chút cho vợ đỡ tủi”, thầy tâm sự.
 
Cô Nhạn, một cô giáo cắm bản khác kể: Ở vùng biên giới này sóng điện thoại là “của hiếm”, nên không ít “tai nạn” đã xảy ra ở gian chái này trong những lần “hẹn hò”. Vốn là chỗ duy nhất có sóng, nhưng người gọi không được cầm điện thoại lên, mà chỉ có để đúng một chỗ trên viên gạch và bật loa ngoài mới gọi được, nên có hôm, vợ của một chú bộ đội biên phòng quên mất hỏi chồng một câu hơi... tế nhị. Máy đang bật loa ngoài nên những người ngồi chờ được một trận cười nắc nẻ. Còn chú bộ đội thì đỏ mặt vì xấu hổ. “Ở đây không có gì là bí mật” - cô Nhạn nói.
 
Cô Nhạn là giáo viên nữ duy nhất cắm bản ở Cù Bai này. Cô có 2 con đang đi học đại học tận Đà Lạt nên gian chái này cũng là cầu nối duy nhất của mấy mẹ con. Trước khi phát hiện ra gian chái này có sóng, cả năm mẹ con gặp nhau được hai lần khi về hè và tết. Nhớ con, nhưng không biết làm cách nào, cô Nhạn chỉ còn biết tranh thủ giờ nghỉ dạy hàng đêm để xuống gian chái gọi điện cho con.
 

Ông Đinh Trọng Bảo, Giám đốc Viễn thông Hướng Hóa cho biết: Đây có thể là kết quả của hiện tượng phản xạ sóng vô tuyến. Các bước sóng khi được truyền đi thì bị các ngọn núi cản, một cách vô tình nhưng thú vị, chúng lại phản xạ vào cùng một điểm nên chỉ có điểm đó là có sóng.

 

Hiện cả xã Hướng Lập chỉ có một cột thu sóng của mạng Viettel đặt ở trung tâm xã, nên sóng điện thoại ở vùng này cũng chỉ phủ được ở 2/8 bản. Phía VNPT thì năm nay chưa có kế hoạch đưa cáp quang vào vùng này bởi địa hình quá khó.

Theo Quốc Nam (Báo Quảng Trị)
Từ khóa liên quan: Viên gạch , lạ kỳ, Quảng Trị
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Viên gạch “lạ kỳ” ở Quảng Trị

  • mymy (17:28:06 PM 28/05/2012)Lạ nhỉ..

    chà..không nơi nào có sóng ngoài viên gạch...hàng hiếm nè..

Gửi ý kiến bạn đọc về: Viên gạch “lạ kỳ” ở Quảng Trị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI