Vì sao Trung Quốc có nhiều hố "tử thần"?
(09:46:16 AM 01/02/2013)
Theo Caixin Online, năm 2007, 54 hố địa ngục xuất hiện ở Trung Quốc. Năm 2008, con số này tăng lên 94. Năm 2009, số hố khổng lồ là 129. Chỉ tính riêng từ ngày 21/7/2012 đến 12/8/2012 ở Bắc Kinh có tới 99 hố tử thần.
Nhà cửa, đường sá, ô tô, con người đều có thể trở thành nạn nhân của hố tử thần. Ngày 18/4/2012, hố tử thần xuất hiện ở Cáp Nhĩ Tân, sâu 13 m, đường kính 10 m cướp đi sinh mạng của một bé gái 8 tuổi. Trong vòng tuần đó ở Cáp Nhĩ Tân xuất hiện thêm 6 hố địa ngục nữa.
Ngày 28/1, giữa phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) xuất hiện mộthố tử thần sâu 9 m, nuốt chửng 2 tòa nhà và khiến hơn 1.000 người dân xung quanh phải sơ tán.
Câu hỏi vì sao ở Trung Quốc lại nhan nhản những hố địa ngục nguy hiểm vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng sự phát triển đến chóng mặt dẫn đến hiện tượng hoạch định cơ sở hạ tầng kém. Con người tác động làm cho hố sụt qua các hoạt động như khai thác nước ngầm quá mức, sự thay đổi về điều kiện khí tượng thủy văn, xây dựng đường sá quá nhiều làm tăng tải trọng lên lớp đất...
Thêm vào đó, Bắc Kinh là “thành phố ngầm”, được xây dựng trong bối cảnh lo ngại cuộc tấn công hạt nhân khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ đang căng thẳng. Ước tính có khoảng 20.000 hầm tránh bom ngầm trong lòng Thủ đô Bắc Kinh. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Thủ đô của Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng hố địa ngục liên tục hiện diện.
Ở một số thành phố khác, hệ thống đường ống dẫn nước mục nát cũng bị coi là nguyên nhân tạo ra các hố địa ngục vì nước rò rỉ làm xói mòn lớp đất trầm tích gây ra lún sụt.
Ở tầm vĩ mô hơn, các chuyên gia cho rằng các hố tử thần bắt đầu xuất hiện từ khi hành tinh X hay còn gọi là hành tinh ngoài sao Hải vương đi vào hệ mặt trời, tạo ra các rung lắc của trái đất.
Các tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây chịu ảnh hưởng nhiều của sự rung lắc này và là “quê hương” của nhiều hố tử thần.
Chẳng hạn Tứ Xuyên chịu áp lực lớn nhất từ mảng Ấn - Úc. Theo Wiki, mảng này vẫn đang chuyển động với tốc độ 67 mm/năm, và hơn 10 triệu năm nữa nó sẽ đi sâu khoảng 1.500 km vào châu Á. Khoảng 20 mm/năm của sự hội tụ Ấn - Á theo đứt gãy dọc theo sườn phía nam của Himalaya. Điều này làm cho Himalaya nâng cao khoảng 5 mm/năm. Sự chuyển động của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á cũng gây ra các hoạt động địa chấn như động đất thường xuyên ở khu vực này. Hơn thế nữa, Tứ Xuyên có phần nằm trên đỉnh của ngọn Himalaya, nơi đang có xu hướng dịch chuyển về phía đông. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy ngọn núi Himalaya có mối liên hệ tới vị trí của các hố tử thần ở Tứ Xuyên
Các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Tây bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đá vỡ của mảng Á - Âu. Đường nứt gãy Xianshuihe cũng đi qua các tỉnh này khiến địa chất vùng này không ổn định.
Dưới đây là một số hình ảnh các hố tử thần từng xuất hiện ở Trung Quốc:
Hố tử thần ở thành phố Nghi Tân, Tứ Xuyên. |
Một hố tử thần nuốt chửng cây cầu ở Trung Quốc. |
Hố địa ngục tại Chiết Giang. |
Hố địa ngục ở tỉnh Hồ Nam tháng 6/2010. |
Hố khổng lồ xuất hiện trong một gia đình ở Hồ Nam hồi tháng 6/2010. |
|
|
|
Hố tử thần nuốt chửng 2 ngôi nhà tại Quảng Châu, Quảng Đông ngày 28/1. |
Hố địa ngục ở Liên Nguyên (Trung Quốc). |
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.