Vì sao người Tây Nguyên không nuôi mèo?
(20:27:20 PM 07/06/2012)Nhà sàn cũng làm vắng bóng mèo, chuột? |
Vắng bóng trong nhà mồ
Gọi điện thoại cho Ka Mát, người Cơ Ho, cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin Đạ Huoai, Lâm Đồng, anh cũng tỏ ra ngạc nhiên trước câu hỏi trên. Theo anh, người Tây Nguyên rất yêu những con vật nuôi và cả thú hoang trong rừng. Họ có cả một "bộ quy tắc ứng xử" về kiêng kỵ như khi vào rừng gặp hổ, lợn rừng, gấu, rắn... thì nên làm gì, tiếp tục đi hay quay về. Nhưng trong cả "vườn thú" ấy không thấy nhắc đến loài mèo.
Chúng tôi lang thang vào các nhà mồ Tây Nguyên để thử tìm hình bóng loài tiểu hổ. Nhà mồ Tây Nguyên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, những gì có ở nhà mồ không chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống. Người Ba Na, Gia Rai tin rằng, linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhà mồ sẽ có thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ săn bắn... tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn bắn.
Người Ba Na tiến hành lễ bỏ mả vào mùa khô, từ tháng chạp đến tháng tư năm sau. Lễ bỏ mả chứng tỏ người sống đã có thể cắt đứt mọi quan hệ tình thân với người chết sau mấy năm chịu tang. Trước khi làm lễ, người Ba Na làm một căn nhà mồ mới sau khi dỡ bỏ cái cũ. Mọi người vừa dựng nhà vừa đánh cồng chiêng vui chơi suốt đêm, có khi kéo dài đến mấy ngày. Khi làm xong nhà mồ, gia đình đem rượu thịt vào nhà mồ để cúng, nhằm mong người chết đừng về quấy rầy người sống.
Nhà mồ của người Gia Rai và người Ba Na thường có những bức tượng khỉ (con người thời đầu), tượng nam khoe dương vật, nữ khoe âm vật, nam nữ giao phối, tượng người đánh trống, tượng nữ thần gác thế giới ma, tượng người ngồi khóc... Nhà mồ Cơ Tu thường chạm đôi gà vươn cổ sang hai bên, bốn góc mái có thể là bốn đầu con chồn, chó hay một động vật nào đó. Những hình tượng được tạc lên tượng nhà mồ mang ước muốn là những thứ đó sẽ theo hầu hạ người chết ở thế giới bên kia. Trong số này, tuyệt nhiên không thấy hình tượng con mèo.
Trong các nhà mồ Tây Nguyên không xuất hiện bóng dáng loài mèo. |
Sử thi... mèo cũng biệt tăm
Ngoài thế giới người chết, sử thi hay trường ca là báu vật sống của Tây Nguyên, ẩn chứa trong tiếng vọng từ tâm thức của đồng bào buổi sơ khai, khẳng định dấu ấn lịch sử của một dân tộc đã tồn sinh, chiến đấu như thế nào.
Trong hàng trăm sử thi nổi tiếng của người Mơ Nông (Ot Nrông), Gia Rai (Hơ Ri), Ba Na (Hơ Môn), Ê Đê (Pô Khan) như Đăm San, Xing Nhã, Kông con Lông, Lấy hoa bạc, hoa đồng, Lêng, Kong, Mbong lấy ché vôi trắng, Tiăng lấy ché rlung chim phượng hoàng ở bon Kla... không hề thấy nhắc đến loài mèo từ mô tả cảnh vật đến hình thức ngoa dụ. Trong các lễ hiến sinh (giết trâu) cúng thần linh và người quá cố, lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ), lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn, không có ai đói nghèo, bệnh tật) và cúng sức khoẻ cho những con vật nuôi trong gia đình (như voi, trâu, bò, heo, chó, dê, gà) vì những con vật này là người bạn của con người, cũng đều không thấy "mèo" xuất hiện.
Kho tàng sử thi Tây Nguyên cũng không thấy mèo. |
Đơn giản vì không có chuột?
Vấn đề này khiến ta phải xét lại thiên chức của loài mèo để tìm ra câu trả lời. Từ xưa, người miền xuôi nuôi mèo không phải để lấy thịt làm đặc sản như hiện nay. Mà là một loại "thiên địch" với chuột - thứ chuyên phá hoại mùa màng. Kho chứa lúa ở nông thôn của người Kinh thường đặt sát dưới đất, trong buồng tối om, dễ tạo điều kiện cho loài chuột trú ngụ, hùng cứ, vừa phá hoại tài sản, vừa gây dịch bệnh nguy hiểm.
Vì ghét chuột nên những thành ngữ của người Kinh về loài chuột thường mang nghĩa xấu, ví chúng như một giống người đáng ghét, như "Chuột sa chĩnh gạo", "Cháy nhà ra mặt chuột", "Chuột chù húp nước giấm"... và phải sử dụng mèo như một phương thức chống chuột hiệu quả nhất. Trong khi đó, người miền núi trỉa lúa trên nương rẫy, các kho lúa đều làm kiểu nhà sàn, chỉ có các chân cọc chạm đất, vách phên rất kín. Phía dưới sàn là chỗ ở của các loài vật khác như trâu, heo, gà... nên chuột không có đất ở, không thể leo lên sàn mà vào kho được. Vì thế, nếu nuôi mèo để bắt chuột thì chỉ có... đói.
Theo như lời Quang, chuột rừng là đặc sản của người dân tộc Tây Nguyên, thịt vừa mềm vừa thơm, nướng rất hấp dẫn, là món khoái khẩu nên những người đàn ông Tây Nguyên rất thích. Họ săn chuột bằng bắn nỏ rất chính xác, bằng bẫy cò ke... Các rẫy lúa, sắn, ngô, bí đỏ của họ trồng sâu tuốt trong rừng mà ít khi bị chuột phá hoại vì mới xuất hiện là đã bị "xử" rồi. Đối với người Cơ Tu, trước Tết họ mang theo sắn khô lên rừng, chọn những vị trí thuận tiện để vãi xuống mặt đất nhằm thu hút chuột kéo về ăn ngày càng nhiều và béo mập, sau đó mang bẫy kẹp lên để gài bẫy bắt chuột về dự trữ ăn Tết. Chuột mang về, phụ nữ Cơ Tu đốt lửa để thui làm lông, rửa sạch và đặt trong cái nia nhỏ xông trên giàn bếp cho khô dần để chế biến các món ăn trong ngày Tết hoặc đãi khách quý.
Chuột rừng. |
Cũng có quan điểm cho rằng người Tây Nguyên không nuôi mèo, không ăn thịt mèo là kiêng kỵ, giống như như người Mường kiêng không ăn thịt rùa, vì rùa là nhân vật thần linh "đẻ đất đẻ nước", người Mường họ Đinh không đánh, chửi mắng và ăn thịt chó để tạ ơn từng dùng sữa nuôi sống người trong dòng họ... |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.