»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:09:33 AM (GMT+7)

Vì sao "bão nữ" dữ dằn hơn "bão nam"?

(09:49:37 AM 27/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương đã bắt đầu lấy tên phụ nữ đặt cho các cơn bão để nhớ đến người yêu hoặc người con gái mà mình say đắm còn đang ở quê nhà nước Mỹ.

 

[-]Vì[-]sao[-]"bão[-]nữ"[-]dữ[-]dằn[-]hơn[-]"bão[-]nam"?
 
Đến thập niên 1970, người ta đã chọn tên nam và nữ thay phiên nhau để đặt cho các cơn bão nhằm bình đẳng giới tính.
 
Mặc dù được đặt tên luân lưu ngẫu nhiên như vậy nhưng theo thống kê, các cơn bão mang tên phụ nữ thường khiến nhiều người chết hơn là các “cơn bão nam”. Một nghiên cứu thực nghiệm do các chuyên gia của hai trường đại học Illinois và Arizona (Hoa Kỳ) thực hiện và đăng tải trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã chứng minh rằng trong khoảng từ năm 1950 đến 2012, mỗi một “cơn bão nữ” trung bình gây ra 45 người chết so với con số 23 đối với các “cơn bão nam”. Và khi tên của cơn bão càng nghe có vẻ nữ tính thì số lượng nạn nhân của nó càng tăng lên, tuy chưa hẳn là “bão nữ” đã mạnh hơn “bão nam”.
 
Sự bất thường này được giải thích là do thái độ phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ trong dân chúng. Dường như từ trong vô thức, chúng ta luôn xem nhẹ sức tàn phá của các “cơn bão nữ” hơn là các “cơn bão nam” nên không có các biện pháp phòng tránh và ứng phó hữu hiệu. Nói chung là người dân không sợ “bão nữ” bằng “bão nam”.
 
TƯỜNG NGUYỄN (theo Atlantico)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao "bão nữ" dữ dằn hơn "bão nam"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI