Vi cá mập chứa độc tố thần kinh
(14:05:00 PM 02/03/2012)Buồn cho thực khách
Các nhà khoa học xác định độc tố thần kinh đó có tên hoá học là beta-n-methylamino-L-alanin (viết tắt BMAA). Không phải bây giờ người ta đề cập đến BMAA mà từ những năm 1950 người ta đã lưu ý đến tác hại của độc tố này. Khi đó, các nhà y học có ghi nhận một bộ phận dân bản xứ ở đảo Guam bị một phức hợp rối loạn thần kinh, bao gồm bệnh xơ cứng bên teo cơ kết hợp với bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ (ALS/PDC). Đặc biệt, tỷ lệ người dân đảo Guam bị ALS/PDC cao gấp 50 – 100 lần so với nhiều nước. Khi đó, người ta không tìm được nguyên nhân bệnh của ALS/PDC do sự nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virút… Đến năm 1955, người ta hướng đến tìm nguyên nhân ALS/PDC từ môi trường. Người ta ghi nhận người dân đảo Guam thường ăn hạt của một loại cây tuế (tên khoa học Cycas circinalis) và ăn cả một loại dơi thích ăn hạt cây tuế. Người ta phát hiện hạt cây tuế có chứa BMAA, đặc biệt thịt của con dơi ăn hạt cây tuế thì chứa BMAA gấp hàng trăm lần so với hạt. Như vậy, nguyên nhân con người bị ALS/PDC là do BMAA. Đến năm 2009, tác hại của BMAA lại nổi rộ lên khi các nhà khoa học ở trường đại học Miami phát hiện 12 mẫu não của người bệnh Alzheimer tử vong và 13 mẫu não của người bệnh Lou Gehrig (bệnh Lou Gehrig chính là bệnh ALS) có chứa BMAA. Đưa đến người ta nghi ngờ bệnh Alzheimer và Lou Gehrig có thể do BMAA gây ra. Mới đây, một nghiên cứu cũng của các nhà khoa học thuộc đại học Miami được đăng trên tạp chí Dược phẩm từ biển (Marine Drugs) đã phát hiện trong vi cá mập có nồng độ rất cao BMAA và đưa ra nghi ngờ vi cá mập có nguy cơ gây bệnh Alzheimer và Lou Gehrig, do người ta ăn loại thực phẩm được đồn đại là bổ dưỡng và trị được bệnh nan y này. BMAA không chỉ có trong hạt cây tuế và dơi ăn hạt cây tuế trên đảo Guam mà chất độc hại thần kinh này còn có trong tảo xanh vốn rất nhiều trong biển cả thường được gọi bằng tên cyanobacteria (tảo này chính là quần thể vi khuẩn có màu xanh lục). Do đó, có thể đưa ra giả thuyết vi cá mập chứa BMAA vì đã tiếp xúc với tảo xanh vừa kể.
Phát hiện này sẽ cứu cá mập khỏi nguy cơ tuyệt chủng
Vui cho môi trường
Phát hiện vi cá mập có chứa độc tố thần kinh BMAA được xem chỉ mới bước đầu, vẫn cần nhiều nghiên cứu để khẳng định vi cá mập có thật sự gây ra bệnh Alzheimer và Lou Gehrig hay không.
Từ lâu, con người tìm cách tận diệt cá mập vì cho rằng vi loài cá này có giá trị dinh dưỡng rất cao và trị được bệnh ung thư. Thật ra, người ta đã thổi phồng quá đáng về tác dụng và giá trị dinh dưỡng của vi cá mập. Hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt, protein (tức chất đạm) của vi cá mập chỉ tương đương trứng và các loại thịt khác. Còn lời đồn đại “vi cá mập chữa được bệnh ung thư” đã dựa vào một chứng cứ không mang tính khoa học chút nào là “cá mập không bao giờ bị ung thư”. Cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ vi cá mập chữa trị hoặc phòng ngừa được một loại bệnh ung thư nào đó.
Bên cạnh nghiên cứu cho thấy vi cá mập chứa BMAA gây độc hại thần kinh kể ở trên, người ta còn phát hiện trong vi cá mập có thể chứa hàm lượng cao methylmercury là hợp chất thuỷ ngân gây tác hại cho sức khoẻ con người. Đây đúng là những tin buồn cho những ai thích ăn món ngon vật lạ nhưng là tin vui cho nhiều loài động vật đang trong nguy cơ tuyệt chủng.
Với cấu trúc hoá học beta-n-methylamino-L-alanin, BMAA được xem là dẫn chất của một axít amin có tên alanin nhưng lại được xem không có nguồn gốc chất đạm bổ dưỡng mà có hại đối với hoạt động thần kinh. Thử trên khỉ Rhesus macaques, BMAA có thể gây các rối loạn sau: làm teo cơ các chi, làm thoái hoá các tế bào thần kinh ở vùng sừng trước của não, làm rối loạn nhận thức và hành vi… Đặc biệt, với nồng độ thấp BMAA vẫn có thể giết chết các tế bào não tuỷ của chuột được nuôi cấy. BMAA gây hại vì nó thúc đẩy sự sản sinh các gốc tự do rất nguy hiểm với cơ thể sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.