»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:57:30 AM (GMT+7)

Tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali Tin ảnh

(11:42:45 AM 12/08/2018)
(Tin Môi Trường) - Theo tục lệ một ngôi làng trên đảo Bali, nếu người qua đời đã kết hôn, thi thể của họ sẽ được đưa qua hồ, đến nghĩa trang và đặt xác trong lồng tre để tự phân hủy.

Phong tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali Khi một người đã kết hôn trong làng qua đời, nam giới trong làng sẽ đưa thi thể đến nghĩa trang và đặt trong lồng tre để xác tự phân hủy.

 

Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
"Anh họ tôi ở đằng kia", Ketut Blen, một người Indonesia sống trên đảo Bali (Indonesia) nói với phóng viên BBC. Người đàn ông này chỉ vào hộp sọ và bộ quần áo bên dưới lồng tre và nói tiếp: "Nhưng tôi vẫn thấy bình thường khi nhìn anh ấy". Ảnh: Shutterstock.

Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]

Nghĩa trang làng Trunyan (đảo Bali) là một nơi cô lập. Nơi này được che chắn bởi những sườn núi dốc và rừng, nằm cạnh một cái hồ và cách trung tâm làng không xa. Người dân ở đây có một tập tục kỳ lạ: Phơi thây người đã khuất trong lồng tre để tự phân hủy. Ảnh: Getty.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Khi một người trong làng qua đời, người dân sẽ vận chuyển thi thể bằng thuyền qua hồ Batur, đến khu nghĩa địa Trunyan để phơi xác. Trunyan là ngôi làng duy nhất trên đảo Bali có tập tục kỳ dị này. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk. 
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Theo lời giải thích của Blen, thực tế, làng Trunyan có hai nghĩa trang. Tục lệ phơi thây người chết trong lồng tre để tự phân hủy chỉ dành cho những người có một cuộc đời hoàn chỉnh. Tức là người đó đã kết hôn trước khi họ qua đời. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
"Những người chết trước khi cưới hoặc chết đuối ở hồ, chúng tôi chôn họ xuống đất", người đàn ông này chia sẻ. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
 

Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]

 
Trước khi đặt vào trong lồng tre, người chết được tắm rửa xác sạch sẽ bằng nước mưa và mặc trang phục để lộ phần đầu. Ảnh: AFP.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Dân làng đặt những cái lồng chứa xác chết gần gốc cây Taru Menyan, một loài cây có thể tỏa ra mùi hương lấn át mùi tử khí nồng nặc trong nghĩa trang. Ảnh: AFP.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
"Loài cây này rất thần kỳ. Nếu để ở nhà, những thi thể sẽ bốc mùi. Nhưng ở đây thì không", Ketut Darmayasa, bạn của Blen, nói. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Khi các xác chết phân hủy hoàn toàn, người ta sẽ cải mộ bằng cách lấy phần sọ người chết đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây linh thiêng trong nghĩa địa. Sau đó, họ lấy phần xương còn lại ra khỏi lồng để nhường chỗ cho người khác. Ảnh: Theodora Sutcliffe.

Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Để làm đám tang, người nhà phải quyên một khoản tiền. Sau đó, dân làng sẽ chọn ngày lành để đưa thi thể đến nghĩa trang. Một số gia đình phải để người thân đã khuất ở trong nhà nhiều ngày hoặc hàng tuần trước khi đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Để tránh xác bị thối rữa trong thời gian chờ đợi, họ phải sử dụng formaldehyde. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Theo tục lệ, chỉ đàn ông mới có thể đến nghĩa trang. Họ cũng là người thay quần áo, tắm rửa xác chết và cải mộ mỗi khi có người mới qua đời. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Phụ nữ bị cấm tới đây. Người ta quan niệm nếu phụ nữ trong làng cố tình đến nghĩa trang, ngôi làng Trunyan sẽ phải hứng chịu những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên như động đất và núi lửa. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Tập tục phơi xác người chết ở làng Trunyan trên đảo Bali cũng có nét tương đồng với tục đào xác người chết, tắm rửa và đưa về thăm nhà của bộ tộc Toraja ở phía nam đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tục[-]phơi[-]thây[-]người[-]chết[-]trong[-]lồng[-]tre[-]trên[-]đảo[-]Bali[-]
Hai tập tục này đều nhằm tôn vinh những người đã khuất, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu lòng tôn kính với tổ tiên của mình. Ảnh: Bali Adventours.

BaliBali

 

Bali là tên một hòn đảo và một tỉnh của Indonesia. Tỉnh này bao gồm đảo chính Bali và một vài đảo nhỏ lân cận. Bali toạ lạc tại cực tây của quần đảo Sunda nhỏ, nằm giữa Java phía tây và Lombok ở phía đông. Thủ phủ Bali là Denpasar, nằm ở miền nam đảo Bali.
 
Bạn có biết: Bali là một điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới. Kinh doanh liên quan đến du lịch chiếm 80% nền kinh tế nơi đây. TripAdvisor đánh giá hòn đảo này là điểm đến hàng đầu thế giới trong hạng mục giải thưởng Traveler.
 
Quốc gia: Indonesia
 
Diện tích: 5,780 km2
 
Dân số: 4,225,384
 
(Kim Ngân/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI