»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:05:20 AM (GMT+7)

Trái đất từng có ngày nóng tới... 2.400 độ C

(21:30:45 PM 19/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Mới đây, các nhà khoa học bất ngờ tiết lộ một bí mật về trái đất, có thời điểm nhiệt độ nóng nhất của trái đất được ghi nhận lên tới 2.400 độ C.

Quay ngược thời gian khoảng 37 triệu năm về trước, nhiệt độ trái đất đã từng vượt quá 4.298 độ F, tương đương gần 2.400 độ C. Đây được cho là ngày nóng nhất được biết đến trên trái đất.

 
Ngày nóng nhất của trái đất do một tiểu hành tinh gây ra. Nó đã lao xuống trái đất, va chạm sinh ra một nền nhiệt độ nóng tới mức hủy diệt, và tạo ra miệng núi lửa Mistanstin Lake, rộng tới hơn 27km ở khu vực Newfoundland và Labrador của Canada.
 

Trái[-]đất[-]từng[-]có[-]ngày[-]nóng[-]tới...[-]2.400[-]độ[-]C

Trái đất từng có ngày nóng tới... 2.400 độ C.
 
Không chỉ tiết lộ thời điểm trái đất có một nhiệt độ cao kỷ lục, chỉ thấp hơn khoảng hơn 300 độ C so với bề mặt mặt trời, các nhà nghiên cứu đến từ Canada, Mỹ, Úc và Thụy Sỹ cũng đưa ra một số bằng chứng và các phát hiện của họ.
 
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên một vật liệu tổng hợp hình thành bởi mức nhiệt nóng chảy lên tới gần 2.400 độ C trở lên.
 
Theo đó, tác động của miệng núi lửa, nhiệt độ cao đã làm cho khoáng chất zircon - một dạng kim loại chuyển tiếp màu trắng xám bóng láng, tương tự như titan, chỉ nóng chảy ở nhiệt độ cực cao chuyển thành đá zirconia, một dạng đá trang sức giả kim cương.
 
"Những tác động của vụ va chạm giữa trái đất và tiểu hành tinh, cùng sự ảnh hưởng của miệng núi lửa đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thành phần vỏ trái đất", các nhà khoa học nói.
 
Cũng theo các nhà khoa học, mức nhiệt 2.400 độ C là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận, vì sự tác động của nó còn sót lại lên bất kỳ loại đá nào trên bề mặt trái đất còn tìm thấy.
 
Thông thường, khoáng chất, vật chất sẽ bay hơi khi nhiệt độ lên tới mức quá cao. Vì thế để nghiên cứu lịch sử trái đất, các nhà khoa học thường gặp khó khăn trong việc ghi lại chính xác những gì đã xảy ra, trong những năm đầu của sự hình thành Trái Đất.
 
Nicholas Timms, nghiên cứu chính trong dự án khoa học nghiên cứu lịch sử trái đất cho biết: "Trước đây, chưa từng có ai nghĩ đến việc sử dụng đá zirconia như là một thiết bị ghi nhiệt độ.
 
Đây là lần đầu tiên chúng ta có đủ bằng chứng cho thấy đá trên trái đất thật sự có thể nóng lên đến mức nhiệt khủng khiếp như vậy".
Theo NGUYÊN HOÀNG (VTC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trái đất từng có ngày nóng tới... 2.400 độ C

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI