Tổng thống Philippines “giang hồ hơn cả giang hồ”
(16:29:39 PM 06/09/2016)(Tin Môi Trường) - Ông từng tuyên bố với các tổ chức khủng bố rằng nếu chúng tàn bạo bao nhiêu thì ông có thể “tàn bạo hơn gấp 10 lần”.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Có lẽ trong lịch sử chính trị đương đại, chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào gây nhiều sóng gió tầm quốc tế và liên tục như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Sau thời gian ông nắm quyền rất ngắn đến nay, truyền thông quốc tế phải xem ông Duterte như một hiện tượng, thậm chí đang ngày càng có độ hot cao hơn cả tỉ phú Donald Trump bên Mỹ.
Việc ông đòi "chửi thẳng mặt" Tổng thống Mỹ với ngôn ngữ đường phố mới nhất chỉ là một chuỗi rất dễ hiểu nếu nhìn lại những gì ông đã làm, đã nói.
Tuổi thơ dữ dội
Chào đời tại Maasin (tỉnh Nam Leyte) ngày 28-3-1945, ông Duterte có tuổi thơ dữ dội. Từng hai lần bị đuổi học vì đạo đức kém, cậu học trò Duterte được kể là đòi giết bạn học vì dám trêu ghẹo nguồn gốc thiểu số của mình.
Ông Duterte được cho là mang nhiều dòng máu trong người: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ảrập, Malaysia và thậm chí các dòng máu thiểu số ở Philippines là visayas, maranao và kamayo.
Nhưng gia đình ông thuộc hàng có tiếng tăm. Cha ông, ông Vicente Duterte từng là thống đốc của một tỉnh và là cố vấn của tổng thống Ferdinand Marcos, người bị lật đổ năm 1986.
Ông Duterte tốt nghiệp cử nhân luật để từ đó làm công tố viên của Davao - thủ phủ kinh tế của tỉnh Mindanao. Bước chân đầu tiên vào con đường chính trị đã đưa ông trở thành thị trưởng của Davao và ông đã giữ đến 7 nhiệm kỳ ở vị trí này nhờ tính cách quyết đoán trong việc duy trì tình hình an ninh cho địa phương.
Trong các biện pháp trị an của ông ở Davao có việc cấm bán và cấm uống rượu bia từ 1g đến 8g sáng mỗi ngày, cấm hút thuốc trong thành phố. Giai thoại kể rằng ông từng bắt một du khách nước ngoài phải nuốt tàn thuốc vất xuống đất vì người này tái phạm lệnh cấm hút thuốc.
Ông cũng từng hút thuốc và thông tin cho biết vì thế ông đã bị bệnh Buerger - một dạng bệnh lý liên quan mạch máu.
Chơi mạnh tay, nói mạnh bạo
Từ khi còn làm thị trưởng Davao, ông đã nổi tiếng với việc triệt hạ tội phạm ma túy ở địa phương qua việc cho lập các “biệt đội tử thần” tiền trảm hậu tấu với các nghi phạm dính dáng ma túy.
Hồi năm 2009, tên ông đã được nhắc đến trước Đại hội đồng LHQ qua bản báo cáo về những vụ giết hại tội phạm không qua xét xử ở Davao.
Có lẽ mối thâm thù đó đã khiến ông không ngại ngần phản ứng mạnh với cảnh báo gần đây của LHQ về chuyện ông ra lệnh tiệu diệt các tội phạm ma túy ở Philippines khi ông lên làm tổng thống từ đầu tháng 7 năm nay. Ông thậm chí dọa rút khỏi LHQ và lập ra tổ chức mới "với Trung Quốc và các nước châu Phi" dù sau đó có nói lại là chỉ đùa.
Tổng thống Duterte (trái) có mặt tại Vientiane chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN. Đây là chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông - Ảnh: Reuters
Có lẽ cho đến giờ, những phát ngôn hơn cả gây sốc của tổng thống Duterte đã được cả thế giới biết đến. Nhưng đó chỉ là một chuỗi của kiểu ăn nói bạt mạng của ông lâu nay.
Tháng 11-2015, khi Đức Giáo hoàng Francis đến thăm Philippines và gây ra vụ kẹt xe khủng khiếp ở thủ đô Manila, lúc đó Duterte đã phát biểu không cần dòm ngó: “Thằng chó đẻ, về nước mày đi!”.
Người ta cũng đang tìm cách giải mã lý do vì sao ông lại nặng lời với nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu thế giới đến như vậy. Nhưng rõ ràng là ông không thích Thiên Chúa giáo, như ông từng tuyên bố: “Nếu nghe theo Mười điều răn của Chúa thì chắc tôi không làm thị trưởng được”.
"Tôi đang xài Viagra!"
Trong quá trình vận động tranh cử hồi tháng 4 năm nay, ông cũng làm dậy sóng dư luận khi bình về vụ hiếp dâm nhà nữ truyền giáo Úc cách đây 27 năm.
Cô Jacqueline Hamill, 36 tuổi, bị hãm hiếp và sát hại trong một cuộc nổi loạn của tù nhân Philippines vào năm 1989 tại nhà tù ở Davao nơi ông làm thị trưởng.
Trong một đoạn video lan truyền trên YouTube, người ta thấy ông ứng viên tổng thống phát biểu trước đám đông đang cười lớn những câu khó tin: “Nhìn thấy mặt cô ấy tôi đã tự nhủ, mẹ nó, tiếc thật. Tụi nó đã hãm hiếp cô ấy, đứng chờ đến lượt mình. Tôi thấy nổi giận vì chúng đã hãm hiếp cô ấy nhưng mà cô ấy đẹp thiệt! Tôi tự nhủ lẽ ra chúng phải để thị trưởng làm tua đầu chứ!”.
Phát ngôn này của ông Duterte bị các tổ chức nhân quyền và bảo vệ phụ nữ ném đá mạnh sau đó và đại sứ Úc tại Philippines cũng đã lên tiếng.
Sau đó, hôm 20-4, tổ chức "Woman against Duterte" (Phụ nữ chống Duterte) đã đệ đơn kiện lên Ủy ban Nhân quyền của LHQ về tội xúi giục hành vi hãm hiếp phụ nữ và thiếu tôn trọng phụ nữ.
Ông Duterte cũng chẳng vừa khi đáp trả: "Nếu điều đó là không chấp nhận được với những người có văn hóa, thì cứ để vậy đi. Nếu nó đồng nghĩa với việc tôi thất bại trong kỳ bầu cử, tôi cũng chịu". Ông còn cầu mong cái tổ chức tố ông “xuống thẳng địa ngục”!
Cá tính đến vậy, ông Duterte cũng không hề giấu diếm chuyện mình rất nam tính. Ông khoe có đến 3 nhân tình.
Có lẽ vì vậy mà người vợ đầu Elizabeth Zimmerman đã phải chia tay ông sau 27 năm chung sống và có đến 4 mặt con. Ông đã lấy vợ mới là một nữ y tá và có thêm một con gái.
Ngay cả trong khoản tình dục, ông cũng chẳng giấu diếm gì vì mình đang ở tuổi 71. “Tôi uống Viagra và thấy nó cứng ngắc”!
Tổng thống Duterte trong lần đến nói chuyện với dân nghèo ở ngoại ô Manila - Ảnh: AFP
Khi ông làm thị trưởng Davao và cho thực thi những giải pháp quyết liệt đảm bảo an ninh, có thể ai đó không hài lòng với kiểu quá mạnh bạo hoặc cũng có thể là thô bạo nhưng ít nhất 5 đời tổng thống ở Philippines từng đề nghị ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ.
Ông đã từ chối hết cả để cuối cùng quyết định ra ứng cử tổng thống năm 2016.
Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 9-5, dù sít sao so với các đối thủ khác nhưng đó là cả một bất ngờ bởi dẫu sao ông chỉ là một thị trưởng nhỏ, ít kinh nghiệm chính trường.
Rodrigo Duterte đã được người dân chọn lựa bởi ông đã hứa đem lại bình yên cho đất nước như ông đã làm được ở Davao.
Theo NGUYỄN QUÂN/TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.