»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:22:59 AM (GMT+7)

Tốc độ sóng thần khủng khiếp đến mức nào?

(11:04:54 AM 28/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Trận sóng thần mới đây ở eo biển Sunda của Indonesia khiến hơn 400 người thiệt mạng cho thấy sự khủng khiếp của thảm họa này.

Tốc[-]độ[-]sóng[-]thần[-]khủng[-]khiếp[-]đến[-]mức[-]nào?

Trận sóng thần kinh hoàng tàn phá đất nước Indonesia - Ảnh: AFP

 
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được hai vùng có khả năng gây sóng thần ảnh hưởng đến các khu vực bờ biển. 
 
Sóng thần cao nhất đến 524m
 
Theo Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), khi di chuyển trên đại dương, chiều cao thực của một đợt sóng thần thường không tới 1m nhưng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt qua đại dương mà không bị mất mát.
 
Do đó, một trận sóng thần có thể để lại nhiều thiệt hại cho các bờ biển cách xa nơi nguồn sóng phát ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cây số.
 
Tốc độ và độ cao của sóng khi vào đất liền cũng rất khác nhau.
 
Trận động đất mạnh 9 độ Richter ở Nhật Bản ngày 11-3-2011 gây thảm họa sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương.
 
Trong thảm họa này, các nhà khoa học ghi nhận được có những con sóng cao đến 40,5m và đi sâu vào đất liền đến 10km ở một số vị trí (chẳng hạn như tại Miyako thuộc Iwate).
 
Trận sóng thần đã gây lũ lụt, sạt lở, cháy nổ, sập nhà và ảnh hưởng đến cả nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
 
Trong khi đó, ngày 17-7-2006, động đất 7,7 độ Richter gây sóng thần ở vùng biển phía nam đảo Java, Indonesia.
 
Sóng cao hơn 3m nhưng có nơi người dân cho biết đã nhìn thấy con sóng cao 21m.
 
Trung bình sóng tiến sâu vào đất liền khoảng 200m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng và hơn 60 người mất tích.
 
 

Tốc[-]độ[-]sóng[-]thần[-]khủng[-]khiếp[-]đến[-]mức[-]nào? 

Vịnh Lituya biến dạng sau thảm họa sóng thần lớn nhất lịch sử - Ảnh: NOAA
 
Ngọn sóng thần cao nhất lịch sử được ghi nhận tại vịnh Lituya, bang Alaska, Mỹ.
 
Vào đêm 9-7-1958, trận động đất mạnh 8,3 độ Richter đã xảy ra dọc theo khe đứt gẫy Fairweather, làm đổ sập 40 triệu mét khối vật chất ở độ cao 914m xuống vùng biển Gilbert Inlet.
 
Chấn động này gây ra một cột sóng thần 30m, sau đó di chuyển và thu hút thêm năng lượng đạt đến chiều cao không tưởng 524m.
 
Đây cũng là kỷ lục của thế giới cho đến hiện nay về chiều cao của sóng thần.
 
Con người có thể chạy thoát sóng thần?
 
Việc sóng thần đến đất liền mang theo vận tốc và năng lượng như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những đặc điểm vật lý của vùng biển và những điều kiện tự nhiên của khu vực trong đất liền.
 
Trong vùng đại dương thoáng và sâu, sóng thần có thể đi với tốc độ 800km/h, tương đương với vận tốc của một chiếc máy bay thương mại.
 
Trái lại, với những khu vực đại dương nông, sóng thần di chuyển với tốc độ bằng công thức căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường và chiều sâu nước.
 
Tại Thái Bình Dương, ở độ sâu trung bình 400m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 220km/h.
 
Ở độ sâu 40m, tốc độ khoảng 72km/h, dù nhỏ hơn nhiều so với vùng nước sâu nhưng vẫn là nhanh so với tốc độ của con người và các động cơ trên biển.
 
Khi sóng tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và sóng thần dần giảm tốc độ xuống chỉ còn khoảng 16-32km/h nhưng bắt đầu "dâng cao" theo định luật bảo toàn năng lượng.
 
Nếu bờ biển thoải, tức phần chuyền từ sâu sang nông được thuận lợi, con sóng sẽ di chuyển với tốc độ cực nhanh vào trong nhưng độ cao không lớn.
 
Ngược lại nếu phần chuyển tiếp gặp phải độ chênh lớn hoặc gặp nhiều trở ngại như đá ngầm, con sóng sẽ dâng cao từ vài cho đến vài chục mét di chuyển chậm vào đất liền trước khi khối nước đổ ào xuống bên dưới.
 
Vào đất liền, sóng có thể tiến xa từ vài trăm mét cho đến khoảng 10km tùy theo hình dạng và độ dốc của bờ biển và khu vực xung quanh.
 
Tốc[-]độ[-]sóng[-]thần[-]khủng[-]khiếp[-]đến[-]mức[-]nào?
Hình ảnh tan hoang sau trận sóng thần tại Chile năm 2015 - Ảnh: REUTERS
 
Trang Live Science cho rằng gần như người thường không thể chạy thoát khỏi sóng thần, ngay cả đó là vận động viên chạy nhanh nhất hành tinh như Usain Bolt.
 
Trang này ước tính, giả sử một người bình thường có thể chạy 10km với vận tốc trung bình 15km/h thì rõ ràng nếu không đi trước một khoảng cách đủ xa, sóng thần sẽ dễ dàng bắt kịp.
 
Do đó, phòng chống sóng thần là biện pháp tốt nhất, trước hết là từ các dự đoán khoa học.
 
Ông Denis Chang Seng - thư ký chuyên môn của Tổ chức liên chính phủ về cảnh báo và làm giảm thiệt hại sóng thần khu vực đông bắc Thái Bình Dương và Địa Trung Hải - cho biết: "Bạn không nên bị động chờ đợi các cơ quan chức năng một khi xuất hiện động đất với cường độ mạnh. 
 
Nếu sống gần bờ biển thì hãy tìm cách ứng phó trong tình huống xấu nhất trước, cách tốt nhất là tránh đi nơi khác càng sớm càng tốt".
 
Tốc[-]độ[-]sóng[-]thần[-]khủng[-]khiếp[-]đến[-]mức[-]nào?
Sóng thần khủng khiếp ở khu vực Ấn Độ Dương năm 2004 - Ảnh: The Atlantic
 
Trang Popular Science cho biết trong trường hợp cấp bách không thể di chuyển ngay, cần đến những nơi cao hơn như những gò đất cao hay hững tòa nhà cao tầng kiên cố, hoặc thậm chí có thể leo lên cây nếu không còn cách nào khác.
 
Trong trận sóng thần năm 1960 ở Chile, nhiều người đã sóng sót sau thảm họa khi trú ẩn trên cây.
(Trọng Nhân/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tốc độ sóng thần khủng khiếp đến mức nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI