»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:28:54 AM (GMT+7)

Thực hư chuyện "nước thánh" từ bộ hài cốt 200 tuổi chữa bá bệnh Tin ảnh

(04:49:04 AM 28/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Lâu nay người dân rỉ tai nhau về câu chuyện bộ hài cốt 200 tuổi ở Nam Định có "nước thánh" chữa bách bệnh. Cứ thế người này đồn người kia, khách đến cầu nguyện để xin nước chữa bệnh.

Bộ hài cốt 200 tuổi rỉ máu ban phúc cứu người?

Nghe lời đồn thổi của mọi người, trong vai người đi xin "nước thánh" chữa bệnh chúng tôi tìm đến nhà thờ Lác Môn, xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh nơi đang lưu giữ bộ hài cốt 200 năm tuổi, để được tận mắt thấy tai nghe về những lời đồn đoán thực hư xung quanh câu chuyện uống "nước thánh" từ nơi an táng cũ của bộ hài cốt 200 tuổi có thể chữa được bách bệnh.

Bộ[-]hài[-]cốt[-]của[-]ông[-]Đỗ[-]Tựu[-]được[-]lưu[-]giữ[-]trong[-]tủ[-]kính[-]của[-]giáo[-]xứ[-]Lác[-]Môn.
Bộ hài cốt của ông Đỗ Tựu được lưu giữ trong tủ kính của giáo xứ Lác Môn.

Đến cửa nhà thờ Lác Môn, dừng lại quán nước cạnh đó, thấy khách lạ, bà chủ quán liền nói: "Các cháu đến xin "nước thánh" chữa bệnh à, thiêng lắm đấy!". Khác với lời đồn thổi, là ở nhà thờ Lác Môn chen lấn nhau để xin nước thánh, ở đây có vẻ khá yên tĩnh, chỉ có một số giáo dân đang cầu nguyện trong giáo đường. Sau khi lân la hỏi chuyện vì sao ít người đến xin "nước thánh" vậy? bà chủ hàng nước cho biết, trước đây người ta đến chật kín cả con đường, ô tô xếp hàng dài, nhưng có thể người ta xin được lộc rồi nên ít người đến?.

Bộ hài cốt 200 năm tuổi được người dân gọi là "thánh Tựu" thực chất là của ông Đỗ Tựu là người sống từ thời vua Tự Đức. Theo lệnh của vua Tự Đức ở thời đó những ai theo đạo giáo thì là trái với "lẽ tự nhiên" nên đều phải chịu tội chết. Lúc đấy có tất cả 8 người bị vua phán tội chết. Sau khi chết, ông Đỗ Tựu được an táng cùng 7 người bạn của mình tại xã Trực Hùng. Vào năm 1958 di cốt của 8 cụ được chuyển vào trong khuôn viên nhà thờ, cùng chôn ở mộ Đài (mộ chôn tập trung) nhưng khi đó không ai mở quan tài ra.

Đến tháng 7/2009, giáo xứ Lác Môn có ý định mở rộng khuôn viên nhà thờ, mộ của 8 giáo dân đều nằm trong khu quy hoạch mở rộng, nên bắt buộc phải di chuyển những ngôi mộ này đi nơi khác. Sau khi bốc 7 ngôi mộ lên mà không có khó khăn gì, thì đến ngôi mộ thứ 8 là ngôi mộ của cụ Đỗ Tựu, mọi người mới tá hỏa khi phát hiện có dung dịch màu đỏ hồng chảy ra. Không biết đấy là gì nhưng người dân cứ cho rằng đó là máu ông Đỗ Tựu hiển linh làm phép ban phép cứu dân.

Cũng theo bà hàng nước cho biết, sau khi bốc mộ và thấy máu chảy ra từ bộ xương người dân đổ xô chen lấn nhau xin quệt máu lấy phúc. Sau vì người dân chen lấn nhau đông quá nên cha xứ phải hứa lấy bông thấm chia nhỏ cho mỗi người một ít mang về.

Sau sự việc đó, người dân đồn thổi nhau lên. Vì thế, họ tôn ông Đỗ Tựu lên làm “thánh”. Hiện tại, bộ hài cốt đang được lưu giữ riêng biệt, cẩn thận trong tủ kính tại giáo xứ Lác Môn.

Nơi[-]thờ[-]hài[-]cốt[-]của[-]ông[-]Đỗ[-]Tựu.
Nơi thờ hài cốt của ông Đỗ Tựu.

Sau khi đưa hài cốt ông Đỗ Tựu lưu giữ riêng biệt một nơi, còn nơi an táng cũ, là huyệt mộ trước đấy được nhà thờ Lác Môn giữ lại và xây thành một khu riêng biệt. Huyệt mộ cũ được trừ lại thành một vũng nước.

Uống nước từ huyệt mộ của bộ hài cốt có thể chữa bách bệnh?

Cũng từ đó, một đồn mười, mười đồn trăm, người dân cứ truyền tai nhau việc "thánh Tựu" hiển linh cứu người nên người ta kéo đến ngày một đông. Một số người dân đến chậm không lấy được bông thấm máu của bộ hài cốt, nên đã ra huyệt mộ cũ lấy chai múc nước về uống, họ cho rằng uống nước trong huyệt mộ của ông Đỗ Tựu cũng sẽ được chữa khỏi bách bệnh.

Mọi người từ khắp nơi đổ xô về kéo nhau chen chúc để lấy nước thánh mang về chữa bệnh, một người dân gần đấy cho biết, lúc đấy nhiều người họ tranh nhau múc nước đến nỗi nước từ huyệt đục ngàu toàn bùn mà họ vẫn cứ thi nhau múc.

Đó là thời điểm vào tháng 7/2009 là lúc mới bốc mộ ông Đỗ Tựu, nên lời đồn thổi càng ngày càng lan rộng ra khắp mọi nơi. Nhưng dần dần cho đến thời điểm này khi chúng tôi đến nhà thờ Lác Môn thì ngoài những giáo dân quanh vùng, thì tuyệt nhiên không có một ai đến xin nước thánh.

Trao đổi với chúng tôi ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Trực Hùng cho biết: "Thực ra vấn đề người dân từ nơi khác kéo đến địa bàn xã Trực Hùng để xin nước từ huyệt mộ của ông Đỗ Tựu là có thật, nhưng việc này chỉ diễn ra được vài tháng, cụ thể là vào tháng 7 đến tháng 11/2009 thì thưa thớt dần và đến nay thi thoảng mới có người đến để xin nước.

Còn về việc bộ hài cốt ông Tựu rỉ máu, theo tôi suy nghĩ thì không có thật, lúc mở tiểu ra thì đúng là có một dòng nước màu hồng chảy ra, những nếu nghĩ kỹ thì cái tiểu đựng hài cốt của ông Tựu là bằng gạch non ngày xưa, trải qua thời gian chôn dưới đất nên nó bị mục kết hợp với nước ngầm, hơn nữa đất ở đấy có hàm lượng sắt cao nên khi mọi người đưa tiểu ông Tựu lên thì thấy dòng dùng dịch màu hồng cứ cho rằng là máu. Còn việc uống nước ở huyệt mộ mà chữa được bệnh tật thì chắc giờ xã tôi chật kín người rồi, như các anh thấy đấy giờ làm gì có ai đâu? Mà hầu hết toàn người ở xa đến, chứ dân quanh vùng ở đây làm gì có ai họ dùng đâu".

 Huyệt[-]mộ[-]cũ[-]nơi[-]chôn[-]cất[-]ông[-]Đỗ[-]Tựu[-]mà[-]trước[-]đây[-]người[-]dân[-]đến[-]lấy[-]nước[-]thánh.
 Huyệt[-]mộ[-]cũ[-]nơi[-]chôn[-]cất[-]ông[-]Đỗ[-]Tựu[-]mà[-]trước[-]đây[-]người[-]dân[-]đến[-]lấy[-]nước[-]thánh.
 Huyệt mộ cũ nơi chôn cất ông Đỗ Tựu mà trước đây người dân đến lấy "nước thánh".

Cũng theo ông Hùng cho biết, vào tháng 9/2009, ông Nguyễn Xuân Bách (67 tuổi) ở xã Giao Thủy, huyện Giao Thủy, bị bệnh tim nặng, đi chữa bệnh khắp nơi nhưng không khỏi. Được mọi người mách nước nên ông Bách đến nhà thờ Lác Môn xin nước thánh, nhưng lúc đang khấn vái ở đền thờ ông Đỗ Tựu thì ông Bách đột tử. Cũng từ đó đến nay thì việc xin nước thánh hầu như không còn.

Quan niệm của người xưa "có bệnh thì vái tứ phương", đó cũng như là một phong tục tập quán làm cho tinh thần người bệnh thoải mái. Nhưng nhiều lời đồn đại thất thiệt, hư vô về câu chuyện uống "nước thánh" từ huyệt mộ bộ hài cốt chữa được bách bệnh thì thật là hoang tưởng.

Theo Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hư chuyện "nước thánh" từ bộ hài cốt 200 tuổi chữa bá bệnh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI