Tân Giáo Hoàng là Francis chứ không phải Francis I
(13:56:08 PM 18/03/2013)Giáo Hoàng là fan của CLB bóng đá San Lozenro
Không giống như các Giáo hoàng tiền nhiệm - John Paul II hay Benedict XVI - Giáo hoàng Francis không có chữ số La Mã đằng sau tên hiệu, bởi ông là người đầu tiên lấy tên hiệu là Francis.
Tên hiệu mới của Giáo hoàng nhằm vinh danh Thánh Francis của thành Assisi, một người luôn tôn sùng vẻ đẹp của thiên nhiên và là kẻ tôi tớ của người nghèo. Thánh Francis của thành Assisi sinh ra trong một gia đình thương nhân vải giàu có, nhưng ông đã sớm từ bỏ cuộc sống trong nhung lụa, bên cạnh những kẻ ăn mày khốn khổ tại Nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng giữa thánh Francis và tân Giáo hoàng.
"Thánh Francis của thành Assisi là người đã từ bỏ cuộc sống sung túc của gia đình mình để đến với người nghèo và kẻ cơ hàn”, Người phát ngôn Tòa thánh Vatican Thomas Rosica cho biết – "Và vị Giáo hoàng mới là người nổi tiếng vì sự quan tâm tận tình của mình với các bệnh nhân AIDS và người nghèo. Ông được biết đến vì đã quan tâm tới những bà mẹ độc thân, vốn bị các tu sĩ từ chối rửa tội cho con của họ”. Giáo hoàng Francis thời hiện đại vẫn sống theo phong cách của Thánh Francis, hết sức giản dị, tới mức ông đã từ chối tư dinh của Tổng giám mục Buenos Aires để sống trong một căn chung cư nhỏ.
"Ông ấy thường đi tàu điện và thích đi cùng nhiều người. Ông ấy hiếm khi dùng xe có tài xế riêng. Dù đã là Hồng y, ông vẫn sống cuộc đời của một tu sĩ giản dị. Ông là người hoàn hảo”, Linh mục Guillermo Marco - một cộng sự thân cận của Francis khi ông làm Tổng giám mục Buenos Aires cho biết.
Chắc chắn rằng Giáo hoàng Francis chính là vị Giáo hoàng đầu tiên không có nguồn gốc châu Âu trong thời hiện đại. Nhưng nếu nhìn lại thế kỷ thứ 8, một người Syria – Giáo hoàng Gregory III mới là người đầu tiên không mang nguồn gốc châu Âu trở thành Giáo hoàng, trong khoảng thời gian từ năm 731-741 trước Công nguyên. Ngoài ra, thế giới cũng từng có các vị Giáo hoàng đến từ Bethlehem (Thánh Evaristus, năm 97-105 trước CN), ở Jerusalem (Giáo hoàng Theodore I, từ năm 642-649) và từ Libya (Thánh Victor I, năm 189-199).
Nhưng tất nhiên, đa số các vị giáo hoàng là người Italia và với việc Giáo hoàng Francis đăng quang, làn sóng này có thể dịch chuyển ra bên ngoài châu Âu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.