Tam giác Bermuda có thực sự huyền bí?
(15:37:56 PM 24/08/2012)Bermuda bắt đầu trở nên đáng sợ từ khi nào?
Theo các tác giả nghiên cứu về Bermuda thì nhà thám hiểm vĩ đại Christopher Columbus chính là người đầu tiên ghi nhận những hiện tượng khác thường ở vùng biển này. Trong một cuốn nhật ký hàng hải, ông có nhắc đến “những vệt sáng nhảy múa ở phía chân trời” và hiện tượng la bàn mất hướng khi tàu của ông đi qua Bermuda.
Hình ảnh mô tả một con tàu ma xuất hiện ở tam giác Bermuda |
Năm 1950, bí ẩn về Bermuda lần đầu tiên được cả thế giới biết đến qua một bài báo của hãng tin AP. Kể từ đó, danh sách các phương tiện xấu số biến mất không để lại dấu vết khi ngang qua vùng biển này liên tục được cập nhật.
Năm 1964, tác giả Vincent Gaddis tập hợp tất cả các tư liệu đã có để viết bài nhan đề “Tam giác chết chóc Bermuda” đăng trên tạp chí Argosy. Khái niệm “Tam giác Bermuda” ra đời và nhanh chóng trở thành một huyền thoại.
Hầu hết các câu chuyện về tai nạn xảy ra trong tam giác Bermuda đều giống nhau ở một vài chi tiết: hoặc là tàu thuyền, máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, mặc dù phi công và thủy thủ đoàn đều dạn dày kinh nghiệm. Hoặc là một chiếc tàu sau khi mất tích được tìm thấy đang trôi dạt trên biển hoàn toàn nguyên vẹn trong khi thủy thủ đoàn đã biến mất. Liên lạc vô tuyến mất sóng hoặc bắt được những tín hiệu lạ. La bàn quay tít hoặc chết cứng…Tất cả tạo nên một bức tranh u ám, bí hiểm về Bermuda.
Sự thật hay chỉ là tưởng tượng?
Hải quân Mỹ, vốn được coi là khổ chủ của rất nhiều máy bay và tàu thuyền mất tích ở Bermuda chưa bao giờ cho rằng có một vùng biển huyền bí như vậy tồn tại. Tất cả những tai nạn nổi tiếng nhất của Hải quân Mỹ góp phần làm nên huyền thoại Bermuda đều được cơ quan này giải thích bằng những nguyên nhân hết sức bình thường. Chiến hạm Cyclops đắm tháng 3/1918 được cho là do một cơn bão bất ngờ. Phi cơ 19 mất tích tháng 12/1945 do hết xăng và rơi xuống biển…
Giải thích về nguyên nhân của các tai nạn tàu thuyền ở Bermuda, Hải quân Mỹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của Gulf Stream, một dòng hải lưu rất mạnh đưa nước ấm từ vịnh Mêhicô qua Đại Tây Dương đến châu Âu.
Ngoài ra, đây còn là khu vực có thời tiết hết sức bất thường. Bão và gió xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào với cường độ mạnh một cách đáng ngạc nhiên và di chuyển cực nhanh. Trước đây, khi các phương tiện trang bị trên tàu thuyền chưa phát triển, ngay cả các thủy thủ kinh nghiệm nhất có khi cũng chỉ biết có bão trước khi nó ập đến khoảng 5 phút.
Dù nằm trong khu vực thời tiết bất thường, nhưng Tam giác Bermuda không huyền bí như nhiều người vẫn nghĩ |
Hải quân Mỹ cũng bác bỏ giả thuyết cho rằng Bermuda là một trong hai địa điểm trên trái đất kim la bàn chỉ hướng chính Bắc thay vì hướng Bắc từ trường như thông thường. Do đó, không thể đổ tội cho trục trặc về định hướng dẫn đến tai nạn.
Những lập luận của Hải quân Mỹ được củng cố bằng một nghiên cứu nghiêm túc của Lloyd’s of London, công ty bảo hiểm hàng hải hàng đầu thế giới. Theo đó, xác suất xảy ra tai nạn ở Bermuda không hề cao hơn so với các vùng biển khác. Cơ quan tuần duyên Mỹ cũng đồng ý với kết luận này.
Trên thực tế, số vụ tai nạn và mất tích ở Bermuda chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nếu so với lưu lượng tàu thuyền qua lại đây. Cơ quan này còn thu thập được rất nhiều bằng chứng cho thấy thông tin về các vụ tai nạn ở Bermuda thường bị thổi phồng hoặc bóp méo đi cho có vẻ thần bí.
Ví dụ như một vụ máy bay rơi hồi năm 1937, rõ ràng là chiếc phi cơ nổ tung trước mắt hàng chục nhân chứng, thế nhưng chẳng hiểu sao khi lên báo thì người ta lại mô tả là nó “biến mất không dấu vết”.
Hay vụ đắm tàu V.A Fogg năm 1972, các đội tuần duyên còn chụp được ảnh các mảnh vỡ của con tàu và vớt được một số thi hài, vậy mà theo các bài báo về Bermuda thì con tàu đã biến mất hoàn toàn, không một nạn nhân nào được tìm thấy. Với trí tưởng tượng phong phú như vậy, người ta đã cố tình tạo nên một tấm màn huyền bí bao phủ lên Bermuda mà mục đích cuối cùng cũng chỉ là nổi tiếng và kiếm tiền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.