»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:53:44 AM (GMT+7)

Tại sao GPS không tìm ra máy bay AirAsia mất tích?

(10:56:21 AM 04/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Tìm kiếm một chiếc máy bay mất tích không đơn giản như tìm kiếm một chiếc điện thoại. Hơn nữa, GPS trên máy bay cũng như trên điện thoại đều trở nên vô dụng khi máy bay lao vút xuống đất...

[-]Tại[-]sao[-]GPS[-]không[-]tìm[-]ra[-]máy[-]bay[-]AirAsia[-]mất[-]tích?

Ảnh minh họa IE


Nhiều thi thể hành khách và hành lý vừa được tìm thấy đang nổi lên tại eo biển Karimata. Đó là những manh mối mới nhất về nơi yên nghỉ cuối cùng của chuyến bay AirAsia QZ 8501 – chiếc máy bay Airbus A320-200 và 162 hành khách cùng phi hành đoàn đã biến mất sau 42 phút cất cánh từ Indonesia đi Singapore hôm Chủ Nhật (28/12) vừa qua.

Theo Đài Truyền hình Kompas của Indonesia, những vật thể này đã được một phi công của lực lượng cứu hộ Indonesia phát hiện đang nổi tại vùng biển Java, cách khoảng 105 dặm (169 km) từ vùng Pangkalan Bun.

Khu vực lực lượng cứu hộ phát hiện ra các mảnh vỡ được cho là của máy bay AirAsia mất tích


Ngoài ra, người ta còn phát hiện một vài làn khói bay lên từ vùng đảo Belitung, ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Sumatra. Có hai ngư dân của làng Kubu, Borneo đã nhìn thấy một vụ nổ trên biển và được cho là đang đưa các quan chức tìm kiếm đến hiện trường.

Những hình ảnh về các vật thể trôi nổi trên biển được tìm thấy

Song trong thời đại WiFi và GPS hầu như có mặt ở mọi smartphone, một câu hỏi không ít người đặt ra là:Tại sao chúng ta lại phụ thuộc vào những tín hiệu như là khói, vật thể trôi trên biển hay phụ thuộc vào lời nói của các ngư dân, vào hình ảnh mà phi hành đoàn phải nhìn qua tấm kính mờ ảo của cửa sổ máy bay nhìn sâu xuống biển hàng trăm feet để tìm kiếm một chiếc máy bay?

Câu trả lời nằm ở các ưu tiên đầu tư.

Các máy bay hiện đại, như là QZ 8501, có hệ thống GPS gọi là ADS-B, cung cấp định vị của máy bay. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động khi máy bay đang bay bình thường – một khi máy bay đang lao vút xuống đất, hệ thống định vị GPS này không có tác dụng, GPS trên điện thoại của bạn cũng tương tự như thế.

"Mọi người thường so sánh tình huống này với ứng dụng Find My Phone của Apple", John Walton, một phóng viên của Anh chuyên viết mảng hàng không, nói. "Nhưng ứng dụng đó không thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin nếu điện thoại của bạn đang lao từ tầng 10 xuống đất".

Sự biến mất của máy bay MH370 của Malaysia Airlines hồi tháng Ba, được cho là đã mất tích ở phía nam vùng biển Ấn Độ Dương cùng với 239 người trên đó, đã nhanh chóng làm dấy lên luồng phản ứng giận dữ về việc tại sao không sử dụng công nghệ tốt hơn để theo dấu các máy bay mất tích.

Thực tế, cả Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) và Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế của Liên hợp quốc (ICAO) đều đã "nỗ lực" để phát triển công nghệ cần thiết đó.

Trong tháng 12/2014, các thành viên của IATA đã phủ quyết kế hoạch khuyến nghị phát triển công nghệ tạm thời. Những người trong ngành nói rằng có nhiều ý kiến phản đối do công nghệ GPS mới quá đắt đỏ. Vẫn chưa rõ công nghệ này thực sự sẽ cứu được bao nhiêu mạng người, ngoài ra với việc các lựa chọn đầu tư khó khăn do thị trường cạnh tranh gay gắt, ngành hàng không tốt hơn hết là nên rót tiền vào những cải tiến giúp máy bay an toàn hơn, chứ không phải vào công nghệ giúp tìm kiếm máy bay sau khi nó bị mất tích.

Bản đồ đường bay của máy bay AirAsia QZ8501

Dù có những thảm họa hàng không khủng khiếp – trong đó có vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi tại Ukraine hồi tháng Bảy, và vụ tan nạn của máy bay Air Algeria ở Mali cũng trong tháng 7/2014 khiến 116 người thiệt mạng – 2014 vẫn được đánh giá là năm an toàn nhất trong lịch sử xét về mặt tai nạn hàng không chết người.

Theo một nghiên cứu, "hàng không đang có tỷ lệ an toàn cao gấp 3 lần so với cách đây 20 năm". Điều này phần lớn do những cải tiến trong công nghệ và đào tạo, được kích thích bởi các khoản đầu tư lớn. Vì thế, trong khi những máy bay chở khách có thể biến mất không để lại dấu vết gì, vẫn không thể chối cãi rằng máy bay đáng tin cậy đến thế nào. Đó vẫn là phương tiện vận tải an toàn nhất trên thế giới.

Theo VnReview
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tại sao GPS không tìm ra máy bay AirAsia mất tích?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI