Sự thật về loài hoa mang tên Ưu Đàm của nhà Phật
(08:33:23 AM 12/06/2012)>>Hoa lạ "3000 năm nở một lần" lại nở ở Phú Yên
Theo quan điểm của Phật giáo, hoa Ưu Đàm chỉ nở khi có sự xuất hiện của Đức Phật hay của vị Kim Luân Vương/Chuyển Luân Thánh Vương |
Trên quan điểm nhà Phật
Từ điển Phật học Hán Việt ghi rõ hoa Ưu Đàm, tiếng Phạn là Udumbara, Trung Quốc dịch là Ô-đàm, gọi đầy đủ là Ưu-dam-bát-la, Ô-đàm-bạt-la, Ô-đàm-bát-la, Uất-đàm, Ưu-đàm-bát hoa, gọi tắt là Đàm hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi.
“Cây Ưu Đàm không thuộc loại hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Đê-can và nước Xây-lan… Thân cây cao hơn một trượng (theo vi.wikipedia.org, 1 trượng (市丈, zhang) = 3,33 m) lá có hai thứ: một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc (1 tấc/thốn (市寸, cun) = 3,33 cm), nhọn đầu.
Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”.
Ngay tại cuốn sách Huyền Ứng Âm Nghĩa, quyển 21 mô tả về Ưu đàm: “Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện”.
Còn trong kinh Kaṇṇakatthala số 90 thuộc Trung Bộ kinh (Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành năm 1992), khi trả lời vua Pasenadi nước Kosala, Đức Phật có nhắc đến cây Udumbara (cây Ưu Đàm) như sau:
"Thưa Đại Vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện giải thoát đối với giải thoát. Ví như, một người đem củi khô từ cây Saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây Sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây Udumbara (cây sung? - chú thích của HT. Thích Minh Châu) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.
Đại Vương nghĩ sao về các loại cây dùng để nhen lửa, tuy khác nhau nhưng giữa ngọn lửa với ngọn lửa, giữa màu sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng của chúng có khác biệt nhau không?
Loài hoa nở trên cửa kính của gia đình ông bà Đinh Gò tại Phú Yên được cho là hoa Ưu Đàm |
Trong khi đó, thời gian qua giới truyền thông liên tiếp đưa tin, ngày 3/6, gia đình ông Đinh Gò (ở thôn Diêm Điền, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú Yên) phát hiện trên cửa kính, thanh nhôm, song sắt cửa nhà có một loài hoa lạ mọc thành từng khóm, có chỗ 5 bông, có chỗ 8 bông,… tổng cộng là 35 bông.
Đến chiều ngày 7/6, gia đình Thạc sĩ Lê Văn Mậu (giáo viên môn sinh vật trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, TP Tuy Hòa, Phú Yên) phát hiện, trên lá cây sả trước nhà có một khóm hoa màu trắng li ti, giống hình dáng loài hoa nhà ông Đinh Gò.
Quan sát bằng mắt thường, thấy cây hoa có chiều cao khoảng 80 mm, hoa có hình chuông, màu trắng nhiều cánh, có nhị, thân mảnh như sợi tơ, được sắp xếp vươn theo hướng sáng, một số hoa nở ra có nhụy; quan sát bằng kính lúp có thể thấy có nhiều tính chất để khẳng định đây là một loài thực vật, hoa có hình dáng như những chiếc chuông nhỏ, phần thân hoa trong trắng như sợi tơ...
Một số người cho rằng những cây lạ này là hoa Ưu Đàm, loài hoa linh thiêng, mang lại sự may mắn 3.000 năm mới nở một lần của Phật giáo.
Vậy đâu là loài hoa 3.000 năm nở 1 lần
Theo thầy Thích Minh Trí, Trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa - Đồng Nai), đối với nhà Phật, thời gian nở của hoa Ưu Đàm là 3.000 năm/lần, mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó.
Theo Từ điển Phật học Nhật-Anh (Japanese - English Buddhist Dictionary, Daito Shuppansha, 1965), trong các kinh văn nhà Phật, hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường.
Sự xuất hiện của Đức Phật hay của vị Kim Luân Vương/Chuyển Luân Thánh Vương là một sự kiện hiếm có, được ví như hoa Ưu Đàm rất hiếm khi nở bung ra mà kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: "Sanh vào đời có Phật là khó - Sanh trực Phật thế nan".
Trong khi đó website en.wikipedia.org ghi rõ Udumbara (cây Ưu Đàm), tên khoa học là Ficus racemosa (syn. Ficus glomerata Roxb.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), thường được gọi là cây Cluster Fig hay cây Goolar (Gular) Fig, Việt Nam gọi là cây sung/cây vả, có nguồn gốc từ Úc, Đông Nam Á, và Ấn Độ.
Cũng theo website này, trong mục cây Ficus racemosa liên quan đến Phật giáo viết: “Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là Udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay Ưu Đàm hoa) trong Phật giáo…”
Theo website en.wikipedia.org ghi rõ cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là Udumbara hay Ưu Đàm hoa |
Ngay tại website Bình Thuận Today cũng đã từng chỉ ra, trong thiên nhiên, hiện nay cây sung vẫn còn nhiều điều bí ẩn và kỳ diệu. Chẳng hạn như cái mà người ta gọi là trái sung, thật ra đó là hoa, còn gọi là quả giả.
Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tua tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại, hình tròn, bầu bĩnh, trông giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh nên dân gian có câu "rụng như sung".
Khi hoa nở, một mùi hương quyến rũ ngọt lịm tỏa ra từ cái lỗ nhỏ trên đầu trái khiến cho các loài côn trùng nhỏ xíu say mê, tìm cách chui lọt vào bên trong tha hồ hút mật rồi sanh con đẻ cháu, quên cả đường ra lối vào.
Đến khi quả chín rơi xuống đất, vỡ ra chúng mới giật mình bay đi. Chính vì thế khi chúng ta mổ đôi trái sung thường thấy có vô số côn trùng bu quanh khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên.
Theo quan niệm dân gian, quả sung là biểu tượng của sự no đủ, tốt lành. Vì vậy, trong mâm ngũ quả dùng để thờ cúng Tổ Tiên, Phật Thánh của người Việt thường có quả sung.
Phải chăng sự xuất hiện của quả sung trong mân ngũ quả của người Việt có nguồn gốc từ huyền thoại hoa Ưu Đàm của Phật giáo?
“Từ những điều này đem so sánh tài liệu nhà Phật và thông tin trên báo chí về hoa “Ưu Đàm” được tìm thấy ở Hải Phòng, Phú Yên và một số nước trên thế giới trong thời gian qua, có thể khẳng định đây chỉ là một loài hoa lạ, không phải hoa Ưu Đàm”, thầy Thích Minh Trí nhìn nhận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.