Sự thật về Berkeley, hố chất độc khổng lồ tại Mỹ
(15:13:54 PM 11/02/2014)Tại thời điểm hoàng kim, hố Berkeley từng là nơi có trữ lượng đồng đứng thứ 6 thế giới. Trong 27 năm, khu mỏ này hoạt động đã cung cấp khoảng 320 triệu tấn quặng “đủ để phủ một lớp đồng dày 10cm trên đường cao tốc 4 làn xe từ Butte đến thành phố Salt Lake và hơn 30 dặm nữa". Các mỏ đồng phát triển mạnh mẽ ở đây đã từng giúp cho Butte đạt được danh hiệu “ngọn đồi giàu có nhất thế giới”.
Hố chất độc Berkeley nhìn từ trên cao
Hiện nay, mỏ đồng bỏ hoang này đã bị lấp đầy bởi gần 30 tỷ gallon tương đương với hơn 110 triệu mét khối nước có tính axit cao chứa nhiều chất độc hại như asen, cadimi, kẽm và axit sulfuric, đe dọa môi trường và nguồn cung cấp nước của khu vực gần đó .
Mỏ đồng giàu có tại Butte đã vang danh từ đầu những năm 1870, mặc dù việc phát triển đã bị trì hoãn do quá trình vận chuyển quặng đến các lò gặp nhiều khó khăn. Thiếu các tuyến đường sắt cần thiết và các nhà máy, quặng đồng tại Butte đã được gửi đến Swansea, xứ Wales để xử lý. Vào cuối năm 1880, tuyến đường sắt mới được hoàn thành nối Butte với Union Pacific ở Ogden, Utah. Tại thời điểm thế giới phát minh ra nguồn điện, Butte có tất cả các thành phần cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển lượng đồng cần thiết để hình thành mạng lưới điện cho các thành phố.
Từ năm 1892 cho đến năm 1903, các mỏ Anaconda là mỏ đồng sản xuất lớn nhất thế giới, chiếm 20% tổng sản lượng đồng của Mỹ. Trong gần 70 năm , việc khai thác quặng đồng được thực hiện bằng cách thả các trục vào lòng đất hoặc đào các đường hầm trong các ngọn đồi. Khi giá đồng tăng vọt, Butte cần nhiều kỹ thuật khai thác hiệu quả hơn, và vào năm 1955, khu vực Hố Berkeley đã áp dụng việc khai thác quặng đồng theo hình thức mỏ lộ thiên.
Trong năm đầu tiên hoạt động, hố Berkeley chiết xuất 17.000 tấn quặng mỗi ngày với mức 0,75 % đồng. Điều này có nghĩa là với khoảng 1 tỷ tấn nguyên liệu được khai thác từ Hố Berkeley, đồng chiếm một phần ba. Các kim loại khác như bạc và vàng cũng được trích xuất từ đây. Nhưng sau đó, việc giá đồng liên tục giảm đã dẫn đến việc Berkeley phải đóng cửa hoạt động vào năm vào năm 1982.
Ngày càng nhiều người tìm đến hố chất độc Berkeley để tìm hiểu và khám phá
Khi khai thác quặng ở Butte, người ta sử dụng máy bơm để loại bỏ nước trên bề mặt cũng như nước ngầm trong mỏ. Khi quá trình khai thác mỏ và bơm hút nước bị dừng lại, hố Berkeley bắt đầu ngập nước với tốc độ khoảng 0,3 mét mỗi tháng. Và cho đến hôm nay, khu vực ngập nước này sâu khoảng 270 mét.
Khu vực này đã đặt ra một vấn đề môi trường nghiêm trọng vì nước với oxy hòa tan cho phép các khoáng chất như pyrit và sulfide trong đá quặng có sẵn tại đây phân hủy và giải phóng axit. Theo ước tính vào khoảng năm 2020, khi mực nước hố chạm đến mốc của mực nước ngầm tự nhiên, nước trong hố sẽ đảo ngược dòng chảy và tiến vào các dòng nước ngầm tại khu vực lân cận làm ô nhiễm vùng đầu nguồn của sông Clark Fork. Hình ảnh có thật về thảm họa này đã xảy ra đến năm 1955, khi một đàn ngỗng tuyết đổ bộ vào Hố Berkeley và ít nhất 342 con trong số chúng đã bị giết chết bởi chất độc trong nước ở đây.
...và trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch
Nhưng cũng cùng vào năm 1955, một nhà hóa học nghiên cứu các thành phần nước của hố chất độc này đã phát hiện ra một loại tảo đơn bào mạnh mẽ mang tên Euglena mutabilis phát triển mạnh trong môi trường chất thải độc hại của Hố Berkeley. Trong vài năm sau đó, hơn 40 loài sinh vật khác nhau được phát hiện tại khu vực này. Việc đấu tranh khốc liệt để có được nguồn sống ít ỏi đã khiến cho các loài ở đây sản sinh ra các chất có độc tính cao cải thiện khả năng sống sót. Một số hợp chất được tách chiết từ những sinh vật này được chứng minh là có thể chống lại các tế bào ung thư.
Hiện nay, hố chất độc Berkeley là một địa điểm thu hút khách du lịch. Ở đây có một bảo tàng nhỏ,cửa hàng lưu niệm và khu ngắm cảnh trên mặt nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.