Sự sống bắt nguồn từ trong không gian
(08:47:40 AM 20/06/2012)
1. Panspermia
Panspermia là giả thuyết về sự sống tồn tại trên khắp vũ trụ, được phân chia bởi các thiên thạch, các tiểu hành tinh và hành tinh. Panspermia đề xuất rằng sự sống có thể tồn tại trước những ảnh hưởng của không gian, chẳng hạn như vi khuẩn extremophile thường bị mắc kẹt trong các đống đổ nát được đẩy vào không gian sau khi các hành tinh va chạm vào nhau.
|
|
Vi khuẩn có thể tồn tại trôi nổi trong không gian một khoảng thời gian dài trước khi va chạm ngẫu nhiên với các hành tinh khác. Nếu có thể thích ứng với các điều kiện lý tưởng trên bề mặt một hành tinh mới, các vi khuẩn hoạt động trở lại và quá trình tiến hóa bắt đầu.
Theo một bài báo mới của các nhà khoa học của trường Đại học Cardiff, những thăm dò gần đây bên trong sao chổi cho thấy có khả năng sự sống bắt nguồn từ trong không gian.
2. Thuyết phát sinh tự nhiên
Trong khoa học tự nhiên, phát sinh tự nhiên là nghiên cứu về cách cuộc sống sinh học phát sinh từ các chất vô cơ qua các quá trình tự nhiên, và cách thức phát sinh sự sống trên trái đất.
Hầu hết các axit amin, thường được gọi là "các khối xây dựng cuộc sống", có thể hình thành thông qua các phản ứng hóa học tự nhiên không liên quan đến sự sống.
|
Thuyết phát sinh tự nhiên |
Trong tất cả các sinh vật sống, các axit amin được tổ chức thành các protein, và cấu trúc của các protein này được sắp xếp bởi các axit nucleic - loại axit được tổng hợp qua đường sinh hóa và xúc tác bởi protein. Vấn đề các phân tử hữu cơ xuất hiện lần đầu tiên và làm thế nào chúng hình thành cuộc sống ban đầu là trọng tâm của thuyết phát sinh tự nhiên.
3. Thuyết nguồn gốc vũ trụ
Thuyết nguồn gốc vũ trụ là giả thuyết liên quan đến sự tồn tại hay nguồn gốc của vũ trụ. Trong lĩnh vực chuyên ngành của khoa học không gian và thiên văn học, thuật ngữ này đề cập đến lý thuyết tạo ra các hệ thống năng lượng mặt trời.
|
|
Những nỗ lực để tạo ra thuyết nguồn gốc vũ trụ tự nhiên là đối tượng của hai giới hạn riêng biệt. Một là dựa vào triết lý khoa học và những hạn chế trong nhận thức về khoa học, đặc biệt là liên quan đến việc liệu điều tra khoa học có thể trả lời những câu hỏi "tại sao" vũ trụ tồn tại.
Một vấn đề thực tế hơn là không có mô hình vật lý nào có thể giải thích những khoảnh khắc đầu tiên của sự tồn tại vũ trụ bởi vì không có lý thuyết có thể kiểm chứng về định lượng trọng lực, mặc dù nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về thuyết nguồn gốc vũ trụ tin rằng có các công thức để mô tả nó trong phương trình của họ.
4. Nội cộng sinh
Các lý thuyết nội cộng sinh lần đầu tiên được chỉ rõ bởi nhà thực vật học người Nga Konstantin Mereschkowski vào năm 1905. Theo lý thuyết này, một số cơ quan tế bào có nguồn gốc từ loài vi khuẩn sống tự do như vi khuẩn nội cộng sinh.
|
|
Ti lạp thể phát triển từ vi khuẩn protein và lạp lục từ vi khuẩn xyano. Nó cho thấy nhiều hình thức vi khuẩn hòa nhập vào mối quan hệ cộng sinh để tạo thành các tế bào có nhân điển hình.
Việc chuyển giao ngang của vật liệu di truyền giữa các vi khuẩn thúc đẩy mối quan hệ cộng sinh, và do đó nhiều sinh vật riêng biệt có thể đã góp phần tạo ra tổ tiên chung cuối cùng của các sinh vật hiện đại.
5. Giả thuyết về đất sét
Một mô hình về nguồn gốc sự sống dựa vào đất sét đã được nghiên cứu bởi A. Graham Cairns-Smith của Đại học Glasgow năm 1985 và được khám phá như là một minh họa chính xác bởi một số nhà khoa học khác, bao gồm cả Richard Dawkins.
|
|
Giả thuyết về đất sét mặc nhiên cho rằng các phân tử hữu cơ phức tạp phát sinh dần dần trên một tinh thể tồn tại từ trước, không nhân rộng nền tảng hữu cơ - các tinh thể silicat trong dung dịch.
Sự phức tạp trong các phân tử đôi phát triển như chức năng chọn lọc áp lực lên trên các loại tinh thể đất sét, sau đó được loại trừ để phục vụ cho việc nhân rộng các phân tử hữu cơ một cách độc lập ở "giai đoạn khởi động" của sillicat.
6. Giả thuyết về sự sáng tạo không ngừng
Ý tưởng về sự tuyệt chủng đã mở đường cho giả thuyết "sáng tạo không ngừng", một trong những giả thuyết tiền nhiệm của học thuyết tiến hóa. Theo giả thuyết này, Trái Đất đã bị tác động trong quá khứ một cách bất ngờ, trong thời gian ngắn, với các tác động dữ dội, có thể là trong phạm vi toàn thế giới.
|
|
Quan điểm này cho rằng hiện tại là chìa khóa để mở quá khứ, và rằng tất cả mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra như từ khi thế giới bắt đầu. Và vì mỗi thảm họa đều phá hủy hoàn toàn cuộc sống hiện tại, nên mỗi sáng tạo mới sẽ bao gồm các dạng sống khác nhau từ thời gian trước đây. Nhà khoa học người Pháp Georges Cuvier (1769-1832) và Orbigney (1802-1837) là những người ủng hộ chủ yếu cho giả thuyết này.
7. Giả thuyết về vật chất
Theo giả thuyết này, nguồn gốc của sự sống trên trái đất là kết quả của một quá trình tiến hóa hóa học chậm và từ từ mà có lẽ xảy ra cách đây khoảng 3,8 tỷ năm. Tiến hóa hóa học đề cập đến quá trình tiến hóa phân tử là quá trình tiến hóa ở quy mô của DNA, RNA và protein.
|
|
Tiến hoá phân tử nổi lên như một lĩnh vực khoa học trong những năm 1960 khi các nhà nghiên cứu sinh học phân tử, sinh học tiến hóa và di truyền cố gắng tìm hiểu để khám phá về cấu trúc và chức năng của axit nucleic và protein.
Một số trong những chủ đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này là sự tiến hóa về chức năng của enzym, cách sử dụng acid nucleic như một "đồng hồ phân tử" để nghiên cứu các loài khác nhau và nguồn gốc của DNA.
8. Tiến hóa hữu cơ
Sự hình thành loài trong quá trình tiến hoá trải dài hơn 3,5 tỷ năm từ khi cuộc sống bắt đầu tồn tại trên trái đất. Nó được cho là xảy ra theo nhiều cách chẳng hạn như chậm, vững chắc và dần dần theo thời gian hoặc nhanh chóng chuyển từ một trạng thái tĩnh này sang trạng thái tĩnh khác.
Tiến hóa hữu cơ (hay còn gọi là tiến hóa sinh học) là sự thay đổi theo thời gian một hoặc nhiều đặc điểm di truyền được tìm thấy trong các quần thể sinh vật.
|
|
Những đặc điểm thừa hưởng những đặc điểm cụ thể, bao gồm cả giải phẫu học, đặc điểm sinh hóa hoặc hành vi, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiến hóa đã dẫn đến việc đa dạng hóa tất cả các loài sinh vật sống và được Charles Darwin mô tả là "những dạng thức vô tận”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.