Sự kiện 11/9, sau 10 năm nhìn lại
(08:53:13 AM 15/09/2011)
Vụ khủng bố thảm khốc nhằm vào nước Mỹ sau một thập niên vẫn được phủ một bức màn bí ẩn- Ảnh minh họa
Do đâu vẫn còn nhiều giả thuyết về nguyên nhân và kẻ chủ mưu?
Đã 10 năm trôi qua sau sự kiện 11/9/2001, mặc dù Washington tuyên bố chính thức rằng mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” là kẻ đã “tiến công nước Mỹ” nhưng hiện vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau về kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố này. Có nhiều nguyên nhân của tình hình này như sự sụp đổ đầy bí ẩn của Toà tháp đôi Trung tâm thương mại quốc tế, việc các cơ quan tình báo Mỹ “tình cờ” phát hiện ra hành lý của một trong những kẻ tiến hành vụ khủng bố 11/9 mà trong đó có danh sách 19 tên tòng phạm v.v. Nhưng điều đầu tiên dẫn tới sự hình thành các giả thuyết khác đi ngược lại giả thuyết chính thức của Washington là do cách ứng xử của một số người trong giới cầm quyền ở Mỹ.
Chỉ một ngày sau sự kiện kinh hoàng này, trong khi chưa điều tra để xác minh ai là kẻ chủ mưu và thực thi vụ khủng bố đó, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã vội vàng tuyên bố trước toàn thế giới rằng mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” là kẻ chủ mưu và mấy ngày sau chính ông đã phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”, trước hết nhằm vào Afghanistan, nơi được Washington nhận định đang chứa chấp trùm khủng bố Osama Bin Laden, chỉ huy số 1 của “Al-Qaeda”. Các chuyên gia phân tích tập trung vào chi tiết cốt yếu này: Tổng thống Mỹ G.W.Bush phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” chứ không phải là cuộc chiến nhằm trả đũa “Al-Qaeda”. Từ đây, các chuyên gia phân tích đặt câu hỏi nghi vấn thứ nhất: vì sao Mỹ không phát động cuộc chiến nhằm tiêu diệt “Al-Qaeda” mà là phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” để từ đó phân chia các nước thành hai phe như thể trong một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Mãi hai năm sau, Ủy ban hỗn hợp Thượng viện và Hạ viện Mỹ được thành lập để điều tra về nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ khủng bố bí ẩn này này. Nhưng thật bất ngờ, Nhà Trắng đã không công bố đầy đủ kết quả điều tra. Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 24/7/2003, Thượng nghị sĩ Bob Graham, cựu Chủ tịch ủy ban tình báo Thượng viện và là một trong những ứng cử viên tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ, chỉ trích Nhà Trắng đã ngăn cản việc công bố các thông tin điều tra về vụ 11/9/2001 bởi quyết định này của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush làm dấy lên những lời chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nghị sĩ Mỹ đòi công bố kết quả điều tra trước công luận. Từ đây, câu hỏi nghi vấn thứ hai được đặt ra: vì sao Nhà Trắng lại ngăn cản việc công bố kết quả điều tra về vụ 11/9/2001? Phải chăng, sự thật về nguyên nhân và kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố này không phù hợp với tuyên bố của Tổng thống Mỹ G.W.Bush sau khi xẩy ra vụ khủng bố đó?
Ngày 1/5/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ đã tiến hành thành công chiến dịch đặc biệt tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, người được coi là chủ mưu gây ra vụ khủng bố 11/9/2001. Nhưng cách hành xử của Mỹ đối với “chiến lợi phẩm” có một không hai này cũng đầy bí ẩn. Do một số mâu thuẫn bộc lộ trong chiến dịch của Mỹ tiêu diệt Osama Bin Laden nên cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về sự kiện này. Thậm chí, nhiều người đưa ra giả thuyết Osama Bin Laden vừa bị Mỹ tiêu diệt là giả. Không thể loại trừ giả thiết này bởi đã từng có tới khoảng 10 Osama Bin Laden giả trong mạng lưới khủng bố. Ngoài ra, đây không phải là lần đầu tiên có tin về việc Osama Bin Laden đã chết. Các cơ quan tình báo nhiều nước như Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ v.v ...từng tuyên bố Osama Bin Laden đã chết do bệnh nan y. Nhưng sau đó vài tháng, trên mạng Internet xuất hiện băng video Osama Bin Laden đang hiệu triệu các chiến hữu.
Ai đa dựng lên các băng video này? Ngoài ra, Mỹ hoàn toàn có khả năng bắt sống Osama Ben Laden (vì theo tiết lộ thông tin là y không mang theo vũ khí và không có hành động chống trả) và tổ chức xét xử y công khai như đối với một “tội phạm chiến tranh chống lại loài người”, tương tự như Toà án Nurumbe từng xét xử những tên trùm quốc xã sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Nhưng Washington đã không làm như thế mà đã chủ ý tiêu diệt Osama Ben Laden, sau đó bí mật và vội vã mai táng thi thể y trên đại dương. Từ đây, các chuyên gia phân tích đặt ra câu hỏi thứ ba: phải chăng Osama Ben Laden, người đã từng được Cục tình báo Trung ương Mỹ huấn luyện và tài trợ để chống lại quân đội Liên Xô ở Afghanistan trong những năm 1980, biết rất rõ sự thật về sự kiện 11/9/2001 nên Washington đã vội vã “bịt miệng” y vĩnh viễn?
Có thể phân loại các giả thuyết đó thành hai nhóm. Nhóm giả thuyết thứ nhất được coi là chính thống, cho rằng, vụ khủng bố 11/9/2001 là do mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda”, đứng đầu là Osama Ben Laden, tổ chức và thực thi. Nhóm giả thuyết này đang bị đặt nhiều câu hỏi nghi vấn như đã trình bày ở trên. Nhóm giả thuyết thứ hai cho rằng vụ khủng bố 11/9/2001 là một kiểu “khổ nhục kế” của một số thế lực bảo thủ mới ở Mỹ, mở đường cho Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu sau “Chiến tranh lạnh”. Những giả thuyết này dựa trên những chứng cứ mang tính kỹ thuật và và lập luận khó có thể bác bỏ mà báo chí trên khắp thế giới đăng tải trong suốt 10 năm qua đã chứng tỏ dường một số thế lực nào đó ở Mỹ đã dàn dựng vụ khủng bố này.
Trong đó đáng chú ý nhất là lập luận được ông F. William Engdahl, chuyên gia nghiên cứu về chính trị, lịch sử và kinh tế, và ông Dmitry Sedov, chuyên gia phân tích thuộc Quỹ văn hoá chiến lược của Nga. Theo cứ liệu do ông F. William Engdahl đưa ra, trong bản báo cáo mang tên "Tái cơ cấu nền quốc phòng của Mỹ" trong thế kỷ XXI vào năm 1999, đưa ra nhận định, quá trình xây dựng “thế kỷ mới của nước Mỹ” sẽ là một quá trình lâu dài nếu không có một sự kiện kinh thiên động địa có tác động kích hoạt mạnh mẽ giống như sự kiện Trân Châu Cảng".
Thật trùng hợp đến kinh ngạc: trong những giờ khắc đầu tiên sau khi xẩy ra vụ “khủng bố” ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã ví sự kiện ngày 11-9-2001 có tác động tới nước Mỹ giống như vụ Nhật Bản tiến công căn cứ hải quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng. Nếu “sự kiện Trân Châu Cảng” tạo tiền đề cho Mỹ nhảy vào tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II với tham vọng sẽ giành chiến thắng và thiết lập vai trò bá chủ thế giới của Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc, thì “vụ khủng bố 11/9/2011” là cái cớ có một không hai để Tổng thống Mỹ G.W.Bush phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” để xây dựng đế chế toàn cầu trong thế kỷ XXI.
Như vậy, cả hai nhóm giả thuyết đó đều có cơ sở lập luận riêng và thật khó có thể xác định chính xác giả thuyết nào phù hợp với thực tế. Có lẽ, chỉ có lịch sử mới có thể đưa ra được câu trả lời rõ ràng về sự kiện độc nhất vô nhị này. Vả chăng, nước Mỹ cũng là nơi hội tụ những sự kiện khó phân minh tương tự, như vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy diễn ra vào lúc 12h30 ngày 22/11/1963, tại Dallas, bang Texas, mà đến nay vẫn chưa tìm ra kẻ chủ mưu.
Bế tắc của “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” sau sự kiện 11/9
Đến thời điểm này, “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” do Tổng thống Mỹ G.W.Bush phát động sau sự kiện 11/9/ đã trải qua gần 10 năm, tiêu tốn của nước Mỹ gần 3.000 tỷ USD và hàng ngàn binh sỹ Mỹ thiệt mạng. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đáng kể sức mạnh toàn diện của Mỹ. Trong 10 năm đó, thế giới chứng kiến một nghịch lý chưa có lời giải là Mỹ càng nỗ lực chống khủng bố, thì số lượng các vụ khủng bố càng tăng thêm về quy mô và tính chất nghiêm trọng, nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau trên khắp các châu lục.
Hiện nay, khủng bố ngày càng liên kết với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma tuý, buôn lậu vũ khí, maphia v.v, hình thành nên mạng lưới khủng bố rất nguy hiểm, rất khó đối phó, đe doạ sự bình yên của nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Thí dụ điển hình nhất về sự thâm nhập này là, trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, hoạt động sản xuất và buôn lậu ma tuý ở nước này đã từng một thời bị Taliban ngăn cấm và tiêu diệt đáng kể. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, sau khi Mỹ tiến hành “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan, hoạt động sản xuất và buôn lậu matuý ở quốc gia này tăng lên 40 lần và cái chết trắng ồ ạt lan sang các nước Trung Á, Nga và các nước Châu Âu. Đây là một nghịch lý chưa có lời giải. Sở dĩ có tình hình này là do Mỹ và thế giới vẫn chưa làm rõ bốn vấn đề then chốt trong “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”.
Một là, các nước trên thế giới lý giải và hiểu theo nhiều cách khác nhau về quan niệm thế nào là khủng bố. Do đó, các nước dùng các tiêu chí khác nhau để xác định một tổ chức nào đó hay một lực lượng nào đó là khủng bố. Thí dụ, Mỹ coi tổ chức vũ trang Hamas của Palestine là khủng bố, trong khi đó Nga và nhiều nước lại làm như vậy và có quan hệ ngoại giao bình thường với tổ chức này. Trong khi Mỹ coi Iraq có liên quan tới mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” để lấy đó như một trong những nguyên cớ để phát động cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, trên thực tế sau khi Mỹ chiếm đóng Iraq, hoạt động khủng bố tại đây phát triển mạnh chưa từng có.
Hoặc gần đây nhất, nhiều nguồn thông tin ở Phương Tây tiết lộ, trong “lực lượng nổi dậy” ở Libya có các chiến binh hồi giáo được Cục tình báo trung ương Mỹ huấn luyện, thuộc “Nhóm chiến bình hồi giáo Libya” có quan hệ mật thiết với mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” từ thời Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh Afghanistan. Một thí dụ điển hình nữa các trùm khủng bố tàn bạo nhất, đã từng gây ra các vụ đẫm màu ở Nga, lại sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở Anh, Ba Lan và một số nước khác. Còn ở Phần Lần, các lực lượng khủng bố tàn bạo nhất ở Bắc Capca có hẳn trang WEB để tuyên truyền khủng bố nhằm vào Nga và các nước khu vực Bắc Capca.
Hai là, các tổ chức và lực lượng khủng bố hình thành từ đâu. Vì không thống nhất được nhận thức khủng bố xuất phát từ đâu nên chưa thể triệt phá tận gốc căn nguyên sinh ra khủng bố và vì thế hiệu quả chống khủng bố rất thấp, thậm chí Mỹ càng chống khủng bố thì khủng bố càng sinh sôi nẩy nở.
Ba là, chống khủng bố bằng phương tiện gì. Nhiều nước cho rằng, để chống khủng bố, trước hết cần sử dụng lực lượng tình báo, cảnh sát,mật vụ, các biện pháp kinh tế và tuyên truyền vận động. Nhưng Mỹ lại sử dụng bộ máy quân sự lớn nhất thế giới của Mỹ để chống khủng bố.
Bốn là, có một số thế lực trên thế giới đang sử dụng khủng bố làm công cụ để thực hiện các mục tiêu chính trị như thanh toán các đối thủ chính trị, gây bất ổn tình hình chính trị-xã hội ở một số quốc gia để lấy cớ đó can thiệp vào công việc nội bộ của họ theo cái gọi là “học thuyết trách nhiệm bảo vệ”.
Như vậy, sau 10 năm nhìn lại, nguyên nhân và kẻ chủ mưu gây ra sự kiện 11/9 vẫn là một câu hỏi lớn của lịch sử cần được làm sáng tỏ. Còn “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” do Tổng thống G.W.Bush phát động vẫn đứng trước hiện trạng khó khăn, đầy mâu thuẫn và nghịch lý, và tương lai bất định. Còn nước Mỹ, nơi “khai sinh” ra “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” lại đang bị suy giảm sức mạnh toàn diện cả kinh tế, chính trị và quân sự, đang đánh mất dần vai trò và vị thế lãnh đạo thế giới mà họ hằng theo đuổi.
Tuy vậy, “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” do Tổng thống Mỹ G.W.Bush phát động sau sự kiện này đã đưa nước Mỹ dấn thân vào một cuộc “thập tự chinh” mới đầy tham vọng, không ít phiêu lưu, với tương lai tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.