»

Thứ năm, 21/11/2024, 09:00:58 AM (GMT+7)

Siêu trái đất ma quái gần chúng ta có sự sống?

(11:14:05 AM 15/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Siêu trái đất màu cam huyền bí nhất – chủ đề cuộc tranh cãi hàng thập kỷ của giới thiên văn học – là một phiên bản hoàn hảo của "mặt trăng sự sống" Europa.

Tại Đại hội Thiên văn học Mỹ (AAS) diễn ra ở Seatle mới đây, nhóm khoa học gia đại diện bởi nhà vật lý thiên văn Edward Guinan, đến từ Đại học Villanova (Mỹ) tuyên bố  một siêu trái đất màu cam sở hữu các biển ngầm và hệ thống địa nhiệt, giống các hồ ngầm ở Nam Cực hay mặt trăng Europa của Sao Mộc.

 

Siêu[-]trái[-]đất[-]ma[-]quái[-]gần[-]chúng[-]ta[-]có[-]sự[-]sống? 

Các hành tinh quay quanh sao lùn đỏ có thể phủ một màu cam đỏ huyền hoặc do ánh sáng từ sao mẹ - ảnh đồ họa của NASA
 
Siêu trái đất mang tên Barnard b này là một trong những hành tinh ma quái nhất lịch sử thiên văn. Ngôi sao mẹ của nó – Barnard, thuộc chòm Xà Phu – xuất hiện trong tài liệu thiên văn của Harvard từ cuối thế kỷ 19 và trở thành ngôi sao đầu tiên mà con người nghi ngờ rằng là trung tâm của một "hệ mặt trời" khác.
 
Siêu[-]trái[-]đất[-]ma[-]quái[-]gần[-]chúng[-]ta[-]có[-]sự[-]sống?
Cảnh quan trên siêu trái đất màu cam - ảnh đồ họa của IEEC
 
Các nhà thiên văn học đã tranh cãi nhiều thập kỷ về một hành tinh to lớn quay quanh sao Barnard như một bóng ma, bởi lẽ tất cả mọi cuộc tìm kiếm đều cho các dữ liệu mập mờ, không thể xác định là nó có hiện diện hay không. Cuối cùng, một nhóm nghiên cứu của Anh và Tây Ban Nha sau 20 năm tìm kiếm đã tóm được siêu trái đất này và công bố phát hiện giữa tháng 11-2018.
 
Siêu trái đất lạ lùng còn là một thế giới băng giá màu cam do được chiếu sáng bởi sao mẹ là một sao lùn đỏ. Các nhà khoa học đã nuối tiếc khi nó nằm ngoài "vùng sinh sống" của sao mẹ, tức ở khoảng cách quá xa nên rất lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng -170 độ C.
 
Siêu[-]trái[-]đất[-]ma[-]quái[-]gần[-]chúng[-]ta[-]có[-]sự[-]sống?
 
"Chân dung" hành tinh vừa được cho là có sự sống - ảnh đồ họa của ESO
 
Nghiên cứu mới của Mỹ xác định nhiệt độ của nó là khoảng -150 độ C nhưng bên dưới lớp băng có những túi nước lỏng – những đại dương, hồ ngầm. Dù dưới mặt băng nhưng nếu được sưởi ấm bởi hệ thống thủy nhiệt, phun hơi nóng từ lòng đất lên vùng đáy biển, hành tinh sẽ sở hữu những khu vực ngầm đủ chuẩn hình thành sự sống.
 
Đây là một tin vui của giới thiên văn bởi Barnard b là một trong các hành tinh ngoài hệ mặt trời gần trái đất nhất được phát hiện nên cơ hội để nghiên cứu nó sẽ dồi dào hơn. Siêu trái đất này cách chúng ta 6 năm ánh sáng, nặng gấp 3,2 lần trái đất và mỗi năm dài bằng 233 ngày ở trái đất.
(Theo Fox News, Daily Mail, Time Now)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Siêu trái đất ma quái gần chúng ta có sự sống?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI