Quy y cho cây - hướng tâm trân trọng môi trường
(17:56:06 PM 02/01/2021)(Tin Môi Trường) - Và nhớ, một trong những giải pháp bảo vệ rừng ở các quốc gia Phật giáo Nam truyền, khởi đi từ Thái Lan, đó là hành động quy y cho cây của các nhà sư.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Các sư Thái Lan quy y cho cây - Ảnh: BBC
Một số cây cổ thụ khỏe mạnh ở TP.HCM bị đốn hạ. Thông tin này khiến ai yêu cây cũng tiếc nuối, phần vì diện tích cây ở thành phố đang thiếu hụt, phần vì mất đi một cái cây lâu năm là mất đi vùng trời ký ức của nhiều người, nhất là những người thụ hưởng màu xanh, bóng mát của những cây này.
Việc chặt cây để ngăn tai nạn khi cây bị bệnh hoặc tỉa bớt tán cây trên các con đường của thành phố là cần thiết, thi thoảng đi đường mọi người vẫn bắt gặp. Nhưng việc đốn hạ một cây khỏe mạnh, đã sống lâu năm lại là một dấu hỏi, khiến mọi người khó chấp nhận.
Thương cây! Đó là tình cảm tự nhiên của bất kỳ ai yêu thiên nhiên và màu xanh, trăn trở với việc Trái đất đang ngày càng thưa vắng những vạt rừng, thành phố đang ngày càng nhiều mảng bêtông và thu hẹp không gian có bóng cây.
Do vậy, đi kèm với thương là lo, cho số phận của không chỉ những cây khác mà còn của chính con người, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tích cực phá rừng, chặt cây của con người.
Cách đây ít lâu, trên thành phố ngàn hoa rộ lên chuyện người ta đầu độc thông, số lượng hàng ngàn cây. Nghe mà đau lòng, nhất là với những ai yêu Đà Lạt và những rừng thông vi vu. Việc chặt nhánh thông để trang trí Giáng sinh cũng từng xảy ra và gây bất bình cho người yêu thông.
Cứ vậy, những bản tin phá rừng, cháy rừng, chặt cây trong lòng phố... trở thành những nhát chém vào sự bình yên. Mọi người lại liên tưởng đến những đợt lũ quét, lụt lớn xảy ra ở đó đây rồi đặt vấn đề: thiên tai hay nhân tai?
Và nhớ, một trong những giải pháp bảo vệ rừng ở các quốc gia Phật giáo Nam truyền, khởi đi từ Thái Lan, đó là hành động quy y cho cây của các nhà sư.
Quy y là một nghi lễ, qua đó một người phát nguyện trở về nương tựa Phật - Pháp - Tăng (Tam bảo) và được các nhà sư làm lễ, đặt cho pháp danh.
Ngay lúc đó, người ấy trở thành Phật tử, thực hành lời dạy của Đức Phật để ý, khẩu, thân trở nên tốt đẹp, thanh tịnh hơn trong đời sống hằng ngày.
Còn quy y cho cây? Thật bất ngờ, trên 25 năm qua, nhà sư Phrakru Pitak Nanthakthun, trụ trì chùa Arunyawas ở đông bắc Thái Lan, đã tiến hành việc này nhằm bảo vệ rừng.
Chia sẻ với BBC, sư Phrakru Pitak Nanthakthun giải thích: "Khi bạn quy y cho cây, cây sẽ trở nên linh thiêng và không ai muốn hủy diệt cây đã được quy y".
Theo đó, các vị sư sẽ hướng dẫn người dân cùng cột các dải y màu cam cho các cây, qua đó các sư khuyến khích người dân tôn trọng các cây đã được quy y.
"Khi người dân nhìn thấy các cây được quy y, họ biết rằng cả khu rừng đã được ban phước lành" - sư Phrakru Pitak Nanthakthun nói.
Ở Việt Nam chưa có truyền thống đó nhưng các tín đồ đạo Phật cũng được hướng dẫn tôn trọng sự sống, kể cả sự sống của cây xanh. Việc khuyến khích Phật tử ăn chay cũng trong tinh thần nuôi dưỡng lòng từ bi với tinh thần bảo hộ sự sống của muôn loài.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn gọi "Đất Mẹ là vị Bồ Tát" để khuyến hóa tín đồ chánh niệm trong tiêu thụ cũng như hành động của mình với thiên nhiên.
Theo quy hoạch về diện tích cây xanh ở TP.HCM, con số đưa ra: cần đạt được từ 6-7 m2/người, nhưng hiện chỉ đạt 0,5 m2/người.
Thêm nữa, các đô thị mới đều được yêu cầu khi quy hoạch: phải dành một phần diện tích cho cây xanh tương ứng với 7 m2/người nhưng thực tế trong các khu đô thị mới, diện tích cây xanh chỉ đạt 0,5 m2/người. Như vậy là quá ít ỏi.
Chính vì vậy, tại hội thảo định hướng quy hoạch và phát triển cây xanh, công viên chiếu sáng các quận nội thành giai đoạn 2019-2025 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 14-8-2019, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn: kinh tế TP.HCM khá phát triển nhưng cây xanh còn hạn chế.
Như vậy, việc đốn hạ cây trong thành phố càng cần phải cân nhắc! Ở ta không có truyền thống quy y cho cây, nhưng có thể gắn "huy chương" cho những cây lâu năm, xem đó là những "chiến sĩ" đã đồng hành cùng thành phố, tạo nên những ký ức tốt đẹp cho người dân. Những cây đó như một biểu tượng để mọi người biết ơn, tôn trọng, một thực thể có giá trị của con người...
(Lưu Đình Long /TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.