»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:19:05 PM (GMT+7)

Phát hiện rõ ràng hơn về một bí mật lịch sử Tin mới nhất

(14:38:41 PM 01/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 523 hiện vật và hàng trăm tàn tích đồ gỗ, kim loại... đem lại nhận thức mới và nhiều điều lý thú về cổ vật thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp... cũng như về cuộc sống của tầng lớp quan lại cấp cao Việt Nam đầu thế kỷ 19

 


Hình ảnh lăng quan Án thủ đồn Châu Đốc kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên - Thống chế bảo hộ Cao Miên Thoại Ngọc Hầu.

 

Ngày 30/9, tại Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 46 do Viện Khảo cổ học tổ chức, Tiến sĩ Phạm Hữu Công, Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng giám định hiện vật cho biết: Trong quá trình khai quật di tích Thoại Ngọc Hầu và phu nhân tại lăng Thoại Ngọc Hầu - Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), các nhà khảo cổ học đã phát hiện 523 hiện vật và hàng trăm tàn tích đồ gỗ, kim loại... đem lại nhận thức mới và nhiều điều lý thú về cổ vật thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp... cũng như về cuộc sống của tầng lớp quan lại cấp cao Việt Nam đầu thế kỷ 19. Đặc biệt là cuộc sống của gia đình quan Án thủ đồn Châu Đốc kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên - Thống chế bảo hộ Cao Miên Thoại Ngọc Hầu.
 


Sự xuất hiện của duy nhất một đồng tiền bằng đồng phát hành thời Nguyễn Nhạc trong hố thuộc khu vực mộ bà Châu Thị Tế là một điều hết sức đặc biệt, phát hiện rõ ràng hơn về một bí mật lịch sử chưa từng được biết. Làng quê An Hải nơi Thoại Ngọc Hầu sinh ra cũng chính là làng quê sinh ra Thiếu phó Trần Quang Diệu của Tây Sơn. Có lẽ, Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế đã có một mối liên hệ nào đó với phong trào Tây Sơn, nên hai ông bà cố lưu giữ một kỷ niệm là đồng tiền (dù biết là nó có thể gây tai họa). Khi bà Châu Thị Tế mất, ông đã chôn theo bà đồng tiền kỷ niệm này. Ngoài ra, 2 đồng tiền vàng Bồ Đào Nha, tiền bạc Tây Ban Nha, Campuchia cũng là những hiện vật độc đáo cần nghiên cứu thêm.



Đồ gốm sứ tìm thấy trong lăng mộ chủ yếu của Trung Quốc, không tìm thấy đồ gốm sứ Việt Nam, cho dù đương thời đồ gốm men Bát Tràng cũng khá nổi tiếng. Như vậy, có khuynh hướng sử dụng đồ gốm sứ Trung Quốc trong hàng ngũ quan lại cấp cao thời Nguyễn. Thực ra điều này đã bắt đầu thành "phong trào" từ thế kỷ 17 khi nước ta còn trong thời kỳ phân tranh. Điều đáng nói là các loại hình và hoa văn gốm sứ Trung Quốc thuộc sưu tập Thoại Ngọc Hầu có sự khác biệt so với những hiện vật Trung Quốc sản xuất thế kỷ cùng thời đã được công bố. 33 mảnh trang sức trên chiếc mũ quan chánh nhị phẩm là vật liệu quan trọng để phục dựng chiếc mũ, góp phần vào việc nghiên cứu phẩm phục thời kỳ đầu triều Nguyễn. Các đỉnh vàng, trâm vàng được chế tác tinh vi, cũng là những hiện vật hiếm giúp việc nghiên cứu nghề mỹ nghệ kim hoàn Việt Nam đầu thế kỷ 19.



Một vấn đề quan trọng là hiện vật tùy táng của Thoại Ngọc Hầu được chôn bên ngoài huyệt mộ. Điều này cho thấy có thể có một kiểu chôn đồ tùy táng của thời Nguyễn. Vì vậy, việc khai quật mộ táng cổ, nhất là mộ táng thời Nguyễn cần hết sức lưu ý, đặc biệt cần có sự thám sát lại đối với những ngôi mộ cổ thời Nguyễn đã khai quật trước đây.



Tiến sĩ Phạm Hữu Công khẳng định: Với số lượng hiện vật quý giá trên, phát hiện khảo cổ học tại lăng mộ Thoại Ngọc Hầu là rất độc đáo và thú vị. Cho đến nay, lịch sử các quan lại đại thần phong kiến Việt Nam chưa từng có nhân vật nào vừa có công lao, tài đức, mà còn để lại một khối lượng di vật phong phú như vậy. Vì thế, việc bảo quản, gìn giữ, nghiên cứu, phục dựng... để đi đến thành lập một bảo tàng Thoại Ngọc Hầu tại thị xã Châu Đốc, An Giang là rất cần thiết, có ý nghĩa không chỉ về mặt di sản văn hóa, mà còn về mặt ngoại giao, giáo dục tư tưởng, chính trị.



Nguyễn Văn Thụy (vì kiêng húy nên gọi là Nguyễn Văn Thoại), sau khi được nhà Nguyễn phong tước hầu, ông được gọi là Thoại Ngọc Hầu, sinh năm 1761 tại Diên Phước, Quảng Nam (nay thuộc quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Năm 1977, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Văn Thụy ra đầu quân cho Nguyễn Ánh, đã lập được nhiều công trạng nhưng sự nghiệp to lớn nhất của ông gắn liền với công cuộc khai phá miền Hậu Giang của đất nước mà bắt đầu với chức vụ Trấn thủ Định Tường năm 1808. Từ năm 1813, ông được lãnh ấn Bảo hộ Cao Miên và luôn nắm quyền cai quản khu vực miền Tây sông Hậu với nhiều vị trí khác nhau cho đến lúc qua đời. Tại đây, ông đã cưới bà Châu Thị Tế và sau này cưới thêm bà Trương Thị Miệt, chọn nơi an nghỉ cuối cùng trên triền núi Sam.

 


Minh Nguyệt

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện rõ ràng hơn về một bí mật lịch sử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI