Phát hiện lý thú về khả năng của trẻ
(14:36:30 PM 26/10/2011)Biết được ai là “sếp”
Theo các nhà khoa học, từ 10 tháng tuổi trẻ đã có thể nhận biết dấu hiện của quyền lực và hiểu rằng kích thước có thể quyết định ai là “sếp”.
Trong một thí nghiệm, khi cho trẻ xem những hình hoạt họa tương tác về kích thước lớn/nhỏ, các nhà khoa học nhận thấy trẻ nhìn chăm chú lâu hơn vào những bức trong đó vật thể lớn lại khép nép trước một vật thể nhỏ hơn. Còn khi vật thể nhỏ chịu lép vế, trẻ không mấy tỏ ra ngạc nhiên.
Khả năng nắm bắt cảm xúc người khác
Ngay khi chưa biết nói, trẻ đã có thể nắm bắt cảm xúc buồn vui của mọi người. Theo một nghiên cứu, từ 5 tháng tuổi, trẻ đã có thể phân biệt chính xác giữa giai điệu vui vẻ và ảm đạm.
Còn theo một nghiên cứu khác, trẻ từ 6 tháng tuổi có thể giải mã được những tín hiệu cảm xúc của những chú chó qua tiếng sủa của chúng. Nhà nghiên cứu Ross Flom – giáo sư tâm lý học thuộc ĐH Brigham Young (Utah) nói: “Cảm xúc là điều đầu tiên đứa trẻ cảm nhận được trong môi trường xã hội của chúng.”
Có năng khiếu nhảy bẩm sinh
Trẻ em dường như có phản ứng bẩm sinh với âm nhạc. Theo một nghiên cứu năm 2010, không những tai chúng “dỏng” lên khi nghe nhạc mà trẻ còn có thể nhún nhảy đúng điệu khi nghe nhạc.
Để kiểm tra thiên hướng này ở trẻ các nhà nghiên cứu cho trẻ nghe lần lượt các loại âm thanh khác nhau như nhạc, những tiếng gõ có nhịp điệu, và những câu nói bình thường. Kết quả, khi nghe nhạc trẻ có những phản ứng như chuyển động cánh tay, bàn tay, chân, đầu và thân mình nhiều hơn là khi nghe lời nói bình thường.
Tuy nhiên các nhà khoa học hiện vẫn chưa hiểu đâu là nguyên nhân tiến hóa của thiên hướng này.
Khả năng bắt chước
Một nghiên cứu năm 2009 phát hiện, trẻ từ 9 tháng tuổi bắt đầu phát triển khả năng học hỏi bằng cách bắt chước hành động của người xung quanh. Khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, khi trẻ quan sát một người lớn với tay lấy một đồ vật thì lúc đó vùng thần kinh vận động trong não trẻ cũng được kích hoạt như thể trẻ cũng đang thực hiện hành động ấy. Các nhà nghiên cứu cho rằng những dây thần kinh gương “nhúng tay” vào việc này.
Trong một thí nghiệm khác, khi cho trẻ quan sát một người đưa tay lấy đồ chơi, các dây thần kinh gương này được kích hoạt trước khi hành động đó xảy ra. Việc có khả năng dự đoán trước được tình huống giúp trẻ phản ứng lại với các hành vi của người xung quanh, trong trường hợp này, cụ thể là ngăn chặn hành động lấy đồ chơi của người đó và giành món đồ chơi cho mình.
Khả năng học hỏi nhanh trong lúc ngủ
Theo một nghiên cứu năm 2010, trẻ nhỏ dường như có khả năng học hỏi ngay cả trong lúc ngủ.
Thí nghiệm được thực hiện trên 26 trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi. Trong lúc chúng đang ngủ, các nhà khoa học mở một đoạn nhạc, khi kết thúc đoạn nhạc họ thổi vào mắt trẻ một làn hơi nhẹ, cứ như vậy lặp đi lặp lại 200 lần trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Một hệ thống gồm 124 điện cực được gắn lên đầu và mặt trẻ đã ghi nhận được những hoạt động của não trong thời gian thí nghiệm.
Nghiên cứu cho thấy trẻ nhanh chóng dự đoán được khi nào thì sẽ có làn hơi thổi và phản ứng lại bằng cách cau mày ngay sau khi khúc nhạc kết thúc.
Các nhà khoa học cho biết, vì trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, nên khả năng học hỏi trong lúc ngủ này rất quan trọng giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh và bảo đảm sự sinh tồn cho trẻ.
Khả năng nhận biết những ngôn ngữ khác nhau
Năm 2007, các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu trên 36 trẻ sơ sinh, trong đó họ cho trẻ nghe những câu ở hai ngoại ngữ khác nhau là Anh và Pháp. Sau khi được nghe một câu bằng một ngoại ngữ vài lần đến quen tai, các nhà khoa học cho trẻ nghe một câu khác bằng một ngôn ngữ khác. Lúc này trẻ có phản ứng khi vừa được nghe câu thứ hai bằng ngôn ngữ lạ - chúng tỏ ra ngạc nhiên và nhìn chăm chú hơn vào người nói. Theo các nhà nghiên cứu, biểu hiện này cho thấy trẻ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.
“Có thể nói trẻ sơ sinh có khả năng học bất cứ một ngoại ngữ nào khá dễ dàng”, nhà tâm lý lhojc George Hollich thuộc trường ĐH Purdue nói trên trang LiveScience. Một số nghiên cứu khác của Hollich còn cho thấy trẻ từ 15 tháng tuổi đã bắt đầu nắm được quy tắc ngữ pháp trong lời nói, có thể đồng thời xử lý văn phạm và từ ngữ khi giao tiếp.
Trông mặt bắt hình dong
Khả năng phân biệt người tốt, kẻ xấu phát triển khá sớm ở trẻ và có thể là bước khởi đầu hình thành nền tảng đạo đức của các bé.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên các nhóm trẻ 6 tháng tuổi và 10 tháng tuổi, các nhà khoa học đã thấy rằng trẻ ở độ tuổi này đã có khả năng đánh giá qua hành động để phân loại người tốt, người xấu.
Thí nghiệm được nhà khoa học Kily Hamlin thuộc ĐH Yale tiến hành như sau: cho trẻ quan sát những con rối thực hiện hai hành động: giúp một con rối khác trèo lên cây, và một con rối đẩy con khác rớt xuống cây. Sau đó, trẻ phải chọn một trong hai nhân vật kể trên. Kết quả là hầu hết trẻ chọn con rối đã giúp bạn trèo lên cây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.