»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:35:51 PM (GMT+7)

Nữ du khách đập vỡ tượng Phật vì nghe có tiếng nói lạ

(18:03:06 PM 03/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Chỉ mới bước chân vào ngôi đền Angkor Wat ở Campuchia được ít phút, Willemijn Vermaat - nữ du khách đến từ New Zealand bỗng nghe văng vẳng những tiếng nói kỳ lạ, khe khẽ và to dần, pha lẫn trong thứ âm thanh hỗn tạp như sóng âm, thôi thúc cô đập vỡ bức tượng Phật có niên đại từ thế kỷ 12...

Nữ[-]du[-]khách[-]đập[-]vỡ[-]tượng[-]Phật[-]vì[-]nghe[-]có[-]tiếng[-]nói[-]lạ

Cô Willemijn Vermaat là tiến sĩ ngôn ngữ học sống ở New Zealand.


Sự việc một nữ du khách nước ngoài đập vỡ bức tượng Phật cổ ở ngôi đền linh thiêng Angkor Wat của Campuchia hồi đầu tháng 10.2014 này đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông ở Campuchia, thậm chí đến tận trụ sở của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).


Mệnh lệnh của thần linh?


Willemijn Vermaat, 40 tuổi, đáp chuyến bay từ Wellington đến Campuchia trong một chuyến du lịch một mình.


Đây là lần đầu tiên cô biết đến đất nước chùa Tháp. Trong hành trình chuyến du lịch, đền Angkor Wat - ngôi đền nằm trong danh sách những khu vực bí ẩn nhất hành tinh - là địa điểm mà cô Willemijn Vermaat mong được đến nhất.


Mặc dù khi Willemijn Vermaat đến Campuchia thời điểm đã là chiều muộn, nhưng điều gì đó cứ thôi thúc cô phải có mặt ở đền Angkor Wat.


Khi cô đến, ngôi đền đã hết giờ đón khách du lịch, nhưng 3 vị sư trong đền vẫn niềm nở để Willemijin vào bên trong. Đi qua lối cổng chính, Willemijn Vermaat bước thẳng vào khu vực đền Bayon, nằm trong quần thể đền Angkor Wat.


Kể trên tờ New Zealadn Herald, Willemijn Vermaat cho biết, khi cô  vừa bước vào được vài phút, toàn thân cô ớn lạnh, và bất chợt một giọng nói kỳ lạ vang lên trong tai.  Ban đầu, giọng nói rất nhỏ, sau đó to dần và lẫn trong mớ tạp âm xì xào như sóng âm.


“Một điều gì đó rất kỳ lạ đã xảy ra với tôi trong thời gian ở trong ngôi đền” - Willemijn Vermaat quả quyết. Tiếng nói kỳ lạ sau đó như được lọc âm, trở nên rõ ràng hơn, truyền đến Willemijn Vermaat mệnh lệnh rằng, bức tượng Phật ở trong đền Bayon không thuộc về nơi này.


“Tiếng nói đó nói với tôi rằng, ngôi đền Angkor Wat thực ra không phải để thờ Phật mà thuộc về một nữ thần tên là Inanna và bức tượng này không thuộc về nơi đây” - Willemijn Vermaat kể.  


Willemijn Vermaat cố gắng ngồi thiền để xua tan giọng nói kỳ lạ cứ vang lên trong đầu cô, nhưng mọi nỗ lực đều bất thành. Toàn thân Willemijn Vermaat như có ai đó chế ngự, cô tiến về bức tượng cổ đang được đặt trang nghiêm ở gian thờ chính của đền Bayon và dùng sức mạnh đập vỡ làm tư.


Sau khi đập tan bức tượng, Willemijn Vermaat tiếp tục ngồi thiền ở gian thờ chính, khoảng ít phút sau đó, thì giọng nói kỳ lạ hoàn toàn biến mất. Khi chợt bừng tỉnh, cô biết là mình đã đập tan bức tượng và lúc đó, một vài vị sư trong đền đã nhìn thấy hành động của Willemijn Vermaat.


Cô vội vã rời đền Angkor Wat, tối hôm đó, trong giấc ngủ đầy mộng mị, Willemijn Vermaat mơ thấy nhiều điều kỳ lạ. Kể trên tờ Stuff.co.nz, Willemijn Vermaat cho biết, những điều đến trong giấc mơ của cô đều rất đẹp đẽ và khó lý giải.

 

Nữ[-]du[-]khách[-]đập[-]vỡ[-]tượng[-]Phật[-]vì[-]nghe[-]có[-]tiếng[-]nói[-]lạ

Nơi đặt bức tượng bị Willemijn Vermaat đập vỡ.


Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, cảnh sát Campuchia với sự dẫn đường của một người lái xe tuk tuk đã tìm thấy Willemijn Vermaat.


Chính quyền Campuchia cáo buộc Vermaat đã phá hủy bức tượng và sau đó cô bị tạm giam để thẩm vấn nhưng sau đó lại được thả ra. Ngay sau đó, cơ quan chức năng tìm thấy  bức tượng Phật cao 1m đã được chia thành bốn mảnh tại đền Bayon. Cảnh sát tìm cách để tống giam Willemijn Vermaat vào tù, nhưng họ không hiểu bằng cách nào mà Willemijn Vermaat đã rời khỏi Campuchia nhanh đến như vậy.


Tờ The Cambodia Daily cho biết, bức tượng Phật bị Willemijn Vermaat  đập vỡ có từ triều đại của vua Jayavarman VII, trong thế kỷ 12. Khi được phát hiện, bức tượng này từng  bị phá vỡ thành nhiều mảnh và đã được khôi phục vào năm 1988 sau đó được trưng bày tại Bayon.


Tuy nhiên, Phnom Penh Post đưa tin bức tượng chỉ là một bản sao được làm lại vào năm 1988. Báo cáo cho biết những ngôi đền tại Angkor Wat đã được lấp đầy với các “bản sao”  tượng Phật do nạn cướp bóc lan rộng.


 Nữ[-]du[-]khách[-]đập[-]vỡ[-]tượng[-]Phật[-]vì[-]nghe[-]có[-]tiếng[-]nói[-]lạ

Toàn cảnh Khu đền thờ Angkor Wat.


Nơi kỳ bí nhất hành tinh


Chính quyền Campuchia sau đó đã tạm thời đóng cửa ngôi đền để vận chuyển những mảnh vỡ của bức tượng tới một viện bảo tàng tiến hành khôi phục tượng


Về phần Willemijn Vermaat, khi trở về New Zealand, cô quyết định kể câu chuyện này cho giới truyền thông, đồng thời gửi lời xin lỗi sâu sắc đến tổ chức UNESCO nói rằng, cô cảm thấy việc đập vỡ bức tượng là hành động xấu, nhưng nó không nên được đặt ở đền Angkor Wat.


Willemijn Vermaat nói: “Tôi quyết định nói chuyện với các phương tiện truyền thông như tôi nghĩ rằng đó là những gì nữ thần Inanna muốn, bởi vì bà đã chỉ ra đó là ngôi đền của mình và không phải của Đức Phật, vì theo thời gian ai đó đã thay đổi nó để trở thành một ngôi chùa Phật giáo. Thần Inanna muốn Angkor Wat trở thành đền thờ của mình một lần nữa”.


Theo truyền thuyết, ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, Inanna là nữ thần tình yêu, còn với người Sume, bà là nữ thần tình yêu và chiến tranh. Mặc dù là trinh nữ nhưng Inanna là nữ thần chịu trách nhiệm về tình dục và khả năng sinh nở. Để đem đến mùa màng và sự sống cho trần gian, Inanna đã tự nguyện làm vợ vua Dumuzi, đức vua huyền thoại đầu tiên của người Sume. Về sau, người đời thờ phụng bà với tư cách là nữ thần chiến tranh giương cao ngọn cờ uy phong trên chiếc xe có bảy con sư tử kéo.


Nhưng với người Campuchia, lịch sử của họ viết lại rằng, khu đền Angkor Wat được xây dựng vào khoảng năm 1113-1150 sau Công nguyên.  Đền Angkor Wat nằm trên khoảng diện tích 200 ha và trở thành một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới từng được xây dựng. Theo tiếng Campuchia, Angkor Wat nghĩa là “thành phố đền thờ” thể hiện quy mô ngoài sức tưởng tượng của công trình này.

 

Được xây dựng như một ngôi đền Hindu thờ riêng vị thần Vishnu, Angkor Wat được chuyển thành một ngôi đền Phật giáo vào thế kỷ 14. Những bức tượng Phật các loại được đưa tới khu đền và làm phong phú thêm sự kỳ vĩ của công trình tôn giáo độc đáo này. Với tháp trung tâm cao 65 m cùng 4 tháp nhỏ hơn xung quanh và một loạt các tường bao, công trình này tái tạo lại ngọn núi Meru, một trong những nơi linh thiêng của thần thoại Hindu nằm trên dãy núi Himalaya và là nơi ở của các vị thần.


Thành phố đền thờ Angkor Wat từng là Thủ đô của Đế quốc Khmer với dân số ước tính chừng một triệu người. Dễ dàng nhận thấy, Angkor Wat từng là khu đô thị đông dân nhất thế giới cho tới khi công nghiệp hóa tạo ra những thành phố lớn. Tính tới thời điểm hiện tại, việc xây dựng Angkor Wat cũng như lý do khiến nó trở thành đô thị hoành tráng nhất thế giới vẫn là bí ẩn với các chuyên gia khảo cổ học.


Nhìn tổng thể, kiến trúc của Angkor Wat được chia ra làm 3 tầng rõ rệt: Địa ngục; Trần gian; Thiên đàng. Riêng ở tầng Thiên đàng, với độ cao 65m, đây là tầng cao nhất, được xem là nơi cư ngụ của thần thánh. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.


Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí. Du khách đến đó thường đứng sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống. 


Nhiều người tin rằng, hành động của Willemijn Vermaat là tác động của việc bị ảo giác, bởi bất cứ ai lần đầu tiên đến với Angkor Wat đều bị choáng ngợp và như lạc vào một không gian huyền bí, mê hoặc bởi những câu chuyện huyền thoại. Tuy nhiên, một số khác tin rằng, nữ thần Inanna là có thật và bà đã hiện về truyền mệnh lệnh cho Willemijn Vermaat. Câu chuyện của Willemijn Vermaat đã bổ sung thêm vào danh sách dài vô tận những chuyện kỳ bí từng xảy ra ở đền thiêng Angkor Wat từ khi xây dựng cho đến nay. 

 

Mặc dù định cư ở New Zealand, nhưng cô Willemijn Vermaat lại là công dân Hà Lan, vì thế hành động của Willemijn Vermaat đều không thuộc trách nhiệm của chính quyền New Zealand. Đại sứ quán Hà Lan tại Wellington cho biết, họ không bình luận về các vấn đề cá nhân, nhưng khẳng định Đại sứ quán đã không nhận được bất kỳ yêu cầu từ chính quyền Campuchia yêu cầu bồi thường cho những bức tượng bị vỡ.

Huyền My (Dòng đời)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nữ du khách đập vỡ tượng Phật vì nghe có tiếng nói lạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI