Những hòn đá tự chuyển mình ở Tây Nguyên
(10:52:47 AM 07/03/2012)
Xã Yang Tao (Huyện Lăk- Đăk Lăk) một ngày bình yên giữa thung lũng phủ trắng mây mù, cuộc sống của đa phần người dân tộc Mnông ở đây ngàn đời gắn bó với cây lúa với hai mùa gieo gặt. Đối với đồng bào nơi đây thì đá từ lâu đã trở thành người bạn sống quen thuộc và thân thiện giữa núi rừng, họ trân trọng và nâng niu không bao giờ xâm hại đến thân thể của đá. Vì thế, chuyện về những hòn đá “chuyển mình” quanh khu vực hồ Lăk luôn là món ăn tinh thần để họ tiếp đãi khách vãng lai trong những đêm khuya bên ché rượu cần.
Anh A Kui, người con của buôn làng kể rằng, từ thời ông cố, bà cố của mình đã sống và gắn bó bền bỉ với vùng đất này. Có hai hòn đá khổng lồ hình thù giống với con voi nằm cách nhau khoảng 5 cây số. Cả hai đều trong tư thế quay mặt vào núi. Họ gọi là đá voi. Hòn lớn hơn một chút là đá voi mẹ, còn hòn kia là đá voi cha.
Đá voi mẹ sau thời gian chuyển mình đã về sát chân núi, nằm chiếm lĩnh một vùng đất rộng đến cả 500m2. Đá voi cha sau những lần di chuyển quanh khu vực hồ Lăk hiện đang nằm trên một cánh đồng bằng phẳng giữa mênh là lúa.
Anh A Kui kể, ông nội của anh là người chứng kiến sự chuyển mình của đá voi cha. Lúc đầu, đá nằm ở phía Bắc hướng mặt ra hồ Lăk. Sau một đêm khuya, khi mọi người chìm trong giấc ngủ dài, sáng ra tỉnh dậy, họ ra đồng làm việc thì thấy đá voi cha nằm chình ình ngay đám ruộng mạ. Đường di chuyển của đá voi cha còn được thấy rõ nhất là hai mương nước chạy dài và song song ngay đó.
Lúc đầu, đá rất mềm giống như bãi đất bùn. Mọi người tò mò kéo đến xem, không ít người trèo lên mình đá chạy nhảy, đùa giỡn. Thế rồi một ngày nọ, đá bỗng dưng cứng sắt lại. Cho đến ngày nay trên mình đá còn hằn rõ dấu chân người với 5 ngón chân quện chặt vào đá.
Trong lần chuyển mình từ thể lỏng sang thể cứng ấy, đá voi cha đã cuốn theo một cô gái trẻ đẹp theo. Dân làng đã huy động toàn bộ lực lượng có thể, đem theo cả voi chiến, voi kéo để dùng sức cứu cô gái nọ nhưng tất cả mọi cố gắng, nỗ lực để cứu người đều không thành.
Cô gái từ từ chìm dần trước mắt dân làng rồi mất hút vào mình đá. Trong đêm hôm ấy, người nhà cô gái đồng loạt mơ thấy hình ảnh cô nói trong giấc mơ rằng, cô được thần đá kéo về làm vợ ông ta. Hiện cô đang rất hạnh phúc và nhắn gửi dân làng hãy yên tâm.
Từ đó, người ta càng có một niềm tin tuyệt đối vào đá voi cha. Họ bảo đó chính là Giàng của buôn làng về phù hộ cho họ. Người Mnông một thời gian có lập đền thờ cúng bên cạnh hón đá nhưng khi được tuyên truyền về yếu tố mê tín, tâm linh thì họ không còn thờ cúng ở đá nữa mà chuyển sang tôn sùng ở ý niệm và chí hướng thần trong tim.
Sau ngày giải phóng, một số người từ nơi xa tới muốn khai quật đá voi cha nhưng khi vừa đưa thiết bị đục đá vào thì thấy một dòng máu chảy dài ngay dấu đinh đục?. Họ hoảng sợ, từ bỏ ý định, lấy si măng trít lại vết đẽo rồi bỏ đi. Từ đó đến nay, người ta không còn thấy đá voi cha di chuyển nữa. Theo tiên đoán của những người già thì rất có thể đá voi cha sẽ di chuyển thêm một lần nữa về sát chân núi, nơi đá voi mẹ đang nằm để an nghỉ.
Những lời tỏ tình trên đá
Đá voi ở Lăk không còn là điều xa lạ với mọi người, sở dĩ nó trở thành điều quá đỗi gần gũi vì đây chính là cái nôi thuần dưỡng và có số lượng voi nhiều nhất ở Tây Nguyên. Trên hai hòn đá voi lớn nhất ở đây, không khó để tôi tìm thấy những lời tỏ tình trên đá của những chàng trai, cô gái ở đủ mọi lứa tuổi. Có vô số kiểu tỏ tình khác nhau, bi thương, ai oán, ngọt ngào, hạnh phúc được thể hiện bằng sơn trắng, sơn vàng trên mình đá.
Tôi tới ngắm hòn đá vào buổi chiều mây bắt đầu giăng phủ ngập ngọn núi, dựng xe ở tận phía bên kia con lạch rồi bỏ giày dép đi chân không lên đá. Đá voi mẹ sừng sững như một khối núi khổng lồ nằm sát chân đồi. Người ta chưa có một thông tin chính xác nào về khối lượng, trọng lượng và diện tích của đá nhưng tôi tin, đây là một trong số ít những hòn đá lớn nhất Việt Nam về các mặt.
Càng lên cao thân đá, gió từ phía núi thốc vào ù tai, nếu không bậm môi, bậm chân bám vào đá, gió có thể thổi một người bình thường rớt khỏi mình đá. Có rất ít người dám mạo hiểm leo lên trên đỉnh cao nhất của đá bởi ở vị trí này gió càng lúc càng thổi mạnh. Tôi cố bám vào những đường gồ ghề, sần sùi để lấy ma sát rồi ngồi xuống lê từng bước chậm chạm, nhẹ nhàng lên đến đỉnh đầu của đá voi mẹ.
Tôi cảm tưởng, bàn tay mình đã chạm tới mây ngàn. Nhưng thân người thật nhỏ bé so với thân đá, lần mò chân bước, tay bò, tôi đi tìm những trái tim tình yêu được khắc trên đá. Có một chỗ 3 trái tim khắc liền nhau rồi một mũi tên đâm xuyên chính giữa một quả nằm phía ngoài cùng. Tôi đoán, đây có thể là mối tình tay ba.
Bác H Phit, người dân sống gần đó chỉ lên một trái tim to được vẽ bằng sơn trắng trên sườn đá kể lại chuyện tình của một chàng trai từ nơi khác tới thăm đá. Trong khi mọi người mải mê với những hình thù kì quái trên đá và trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh cao thì cậu ta chuẩn bị sẵn một lọ sơn.
Một mình leo qua sườn bên trái của đá, viết lên một trái tim to rồi lấy một ít mực đỏ vẩy vào giữa trái tim. Song xuôi, anh ta đứng dậy hét lên một tiếng thật to, thật dài. Tiếng hét nhờ gió vang vọng vào vách núi rồi bật ra ngoài không trung. Chợt một cơn gió thốc mạnh hất cậu ta ngã ngửa ra sau nằm bất động?.
Cũng trên mình đá, không chỉ có lời tỏ tình của trai gái tuổi dựng vợ gả chồng. Mình đá còn tiếp nhận tiếng lòng của những người từng trải, chuyện tình ngăn sông cấm núi mà suốt đời họ nhung nhớ không nguôi. Bác H Phit kể, cách đây hai năm, có một đôi tình nhân đi xe ô tô tới leo lên mình đá.
Thấy người phụ nữ mái đầu chít khăn có vài sợi tóc bạc len ra ngoài cứ húc đầu vào ngực người đàn ông khóc suốt một buổi. Khi chuẩn bị về, họ tặng nhau một nụ hôn say đắm, nồng nàn ngay trên mình đá mặc cho mọi người tò mò, đứng nhìn ngẩn ngơ. Người ta quan niệm rằng, tình yêu gửi vào đá sẽ bất diệt. Nỗi lòng tỏ cùng đá sẽ thông nguồn khi họ tin rằng, một ngày nào đó, đá voi cha ở gần đó sẽ vượt núi, băng ruộng về bên đá voi mẹ.
Trước khi xuống mình đá, tôi không quên gửi lại đá một vòng ôm tuy chẳng thấm vào đâu nhưng với tâm niệm sẽ gửi lại yêu thương, những điều tốt đẹp nhờ đá truyền tới mọi người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.