Những hình ảnh mới nhất Trung Quốc bồi đắp phi pháp tại đá Xu Bi, Vành Khăn
(11:12:54 AM 20/06/2015)
Hình ảnh vệ tinh chụp đá Xu Bi ngày 17.4.2015 - Ảnh: Victor Robert Lee
Chuyên san The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) ngày 19.6 đăng tải những hình ảnh được chụp từ vệ tinh ngày 5.6 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng rất nhanh quy mô bồi đắp trái phép tại đá Xu Bi. Theo đó, Trung Quốc đã mở rộng 387 ha diện tích tại đá Xu Bi, trung bình mỗi ngày Trung Quốc bồi đắp 3,2 ha theo cả bề ngang và dọc.
Đá Xu Bi (còn gọi là Subi,) là rạn san hô nằm trong cụm đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ở tọa độ 10°54' Bắc, 114°06' Đông. Nguyên bản bãi đá có hình dạng như viên kim cương với trục dài nằm theo hướng đông - đông bắc, chiều dài khoảng 6,8 km và trục ngắn 5 km. Diện tích ban đầu của bãi đá này là 1.500 ha (15 km2), bao gồm cả phần lòng hồ bên trong.
Các tàu nạo vét, vận tải cỡ lớn của Trung Quốc đang tập trung hoạt động tại khu vực đá Xu Bi - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngay sau khi chiếm đóng trái phép đá Xu Bi vào năm 1988, Trung Quốc đã gấp rút xây dựng căn cứ quân sự với nhà ở tạm cho binh sĩ, công sự phòng thủ và từng bước nâng cấp. Sau đó xây mới thành tòa nhà bê tông 3 tầng kiên cố đặt trên bệ xi măng cao 2 m chắn sóng, có bến neo đậu xuồng cao tốc, cùng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, các tổ hợp súng phòng không trấn giữ 4 góc của tòa nhà.
Đầu năm 2005, Trung Quốc tiếp tục xây dựng hải đăng tại căn cứ quân sự Xu Bi và đến tháng 5.2012, thêm tòa nhà kiên cố cao 4 tầng, phía trên đặt vòm che ra đa được hoàn thiện, cùng với bãi đáp trực thăng giữa 2 tòa nhà.
Hình ảnh vệ tinh chụp đá Xu Bi ngày 5.6.2015, cho thấy chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, Trung Quốc đã bồi đắp với quy mô rất lớn tại đá Xu Bi - Ảnh: Victor Robert Lee
Từ cuối 2013, phía Trung Quốc thường xuyên duy trì 3-4 tàu nạo vét cỡ lớn để thông luồng ra vào, làm sâu lòng hồ cho các tàu lớn ra vào dễ dàng và mở rộng kích thước, xây dựng các công trình trên đó.
Giữa tháng 5.2015, phóng viên Thanh Niên Online đã có một số chuyến công tác trên hải trình này và ghi nhận sự tập trung tối đa các tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại của Trung Quốc trên và ven bãi đá.
Dọc chiều dài 3km, có tới gần 30 cần cẩu cỡ lớn đặt trên đảo, dưới tàu vận tải hối hả hoạt động; trạm phát điện đặt cuối bãi chạy hết công suất, xả khói đen sì; ở trung tâm, nơi đặt trạm ra đa và tòa nhà ở cũ, đang được xây dựng nhà cao tầng và một số đơn nguyên 1-2 tầng đã sắp hoàn thiện dọc chiều dài bãi đá.
Hinh ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp dải đất dài trên đá Xu Bi (phải), tương tự dải đất Trung Quốc xây dựng đường băng trái phép trên đá Chữ Thập (trái) - Ảnh: Victor Robert Lee
Hôm 17.4, The Diplomat cũng đăng tải những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp dải đất dài trên đá Xu Bi, phù hợp với một đường băng dài hơn 3 km, tương đương với độ dài đường băng mà Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyên san này nhận định rất có thể Trung Quốc cũng sẽ xây dựng đường băng trên đá Xu Bi.
Đá Xu Bi là căn cứ nằm xa nhất về phía Bắc, trong số 7 bãi đá bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp tại quần đảo Trường Sa gồm (đá Xu Bi, đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Vành Khăn, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa). Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp và xây dựng trái phép tại các bãi đá này.
Theo hình ảnh được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp ngày 9.6, Trung Quốc đã bồi đắp thêm một diện tích đáng kể tại đá Vành Khăn.
Hình vệ tinh chụp đá Vành Khăn ngày 27.5 - Ảnh: Victor Robert Lee
Cùng với tốc độ và quy mô bồi đắp khó lường, Trung Quốc còn gây lo ngại với những động thái được cho là nhằm quân sự hóa trên các bãi đá nói trên. Hôm 28.5, phía Mỹ cho biết các hình ảnh chụp được tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa cho thấy Trung Quốc đã bố trí pháo trên các đảo đó.
Ngoài ra, các hình ảnh vệ tinh hồi cuối tháng 5 chụp đá Gạc Ma, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa và đá Châu Viên cho thấy, trên mỗi bãi đá kể trên đều có một đường dốc bê tông rộng 5 m, dài 40 m dẫn đến một tòa nhà 2 tầng hoặc 3 tầng, vốn được nối với một tòa nhà rộng khác mới xây dựng sau này. Theo The Diplomat, các cơ sở như vậy có thể là nơi ẩn náu của các đơn vị pháo binh cơ động, cũng là nơi trú bão mỗi khi có bão hay nước biển dâng cao.
Ảnh vệ tinh chụp đá Vành Khăn ngày 9.6 cho thấy quy mô Trung Quốc bồi đắp phi pháp tăng đáng kể tại bãi đá này - Ảnh: Victor Robert Lee
Những thông tin nêu trên về tình trạng tự nhiên ban đầu của các thực thể trước khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép, về hoạt động và quy mô xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo hoàn toàn khác với việc cải tạo tự nhiên trên vùng đất sẵn có trên đảo nổi tự nhiên.
Mới đây, ngày 16.6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ thông báo hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam “sẽ hoàn tất trong vài ngày tới”, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự trên đảo nhân tạo.
Chỉ một ngày sau đó, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia của Trung Quốc (NDRC) hôm 17.6 ngang nhiên bố các công trình đang xây dựng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm các hải đăng, trạm thông tin liên lạc, dự báo thời tiết và cả các công trình quân sự.
Hình ảnh mới nhất Trung Quốc bồi đắp phi pháp tại đá Xu Bi, Vành Khăn - ảnh 7
Tại các đá Gạc Ma (trên, góc trái), Ga Ven (trên, góc phải), Châu Viên (dưới, góc trái) và Tư Nghĩa (dưới, góc phải), hình ảnh vệ tinh chụp hồi cuối tháng 5 cho thấy trên các công trình đều có một đường dốc bê tông rộng 5 m, dài 40 m (trong vòng đỏ) dẫn đến tòa nhà 2 tầng hoặc 3 tầng.
Theo The Diplomat, các cơ sở như vậy có thể là nơi ẩn náu của các đơn vị pháo binh cơ động - Ảnh: Victor Robert Lee
Những hành động phi pháp của Trung Quốc rõ ràng đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế cũng vô cùng quan ngại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.