Nhật thiệt hại hơn 626 tỉ USD do thảm hoạ Fukushima
(10:20:44 AM 02/04/2017)(Tin Môi Trường) - Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản ước tính Tokyo đã tiêu tốn hơn 70.000 tỉ yen để đối phó thảm hoạ hạt nhân Fukushima xảy ra cách đây sáu năm.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
Người dân Nhật trước bia tưởng niệm các nạn nhân thảm hoạ 2011 ở Namie, Fukushima ngày 31-3 - Ảnh: Asahi Shimbun
Con số trên cao gấp ba lần con số 22.000 tỉ yen mà chính quyền Tokyo đưa ra trước đó. “Khi chi phí tăng, gánh nặng lên người dân cũng sẽ rất lớn. Chính sách hạt nhân của đất nước cần được xem xét lại” - tổ chức JCER cho biết khi công bố báo cáo vào ngày 1-4.
Ban đầu khi xảy ra sự cố vào tháng 3-2011, chính quyền Tokyo dự kiến thiệt hại vào khoảng 11.000 tỉ yen nhưng sau đó Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại nâng con số lên gấp đôi vào năm 2013.
Chính quyền đã phải nâng giá điện để đảm bảo khả năng chi trả các khoản bồi thường sau thảm hoạ, làm tăng gánh nặng cho người dân, theo Kyodo News.
Trong các khoản chi để xử lý sự cố, khoảng 8.000 tỉ yen dành để bồi thường các thiệt hại từ tình trạng nhiễm phóng xạ.
JCER tính toán chi phí cho việc làm sạch môi trường lên đến 30.000 tỉ yen, cao gấp năm lần ước tính của chính phủ.
Theo tổ chức này, Tokyo chưa tính thêm chi phí xử lý chất thải ước tính lên 22 triệu m3, bao gồm cả đất bị nhiễm phóng xạ, ở tỉnh Fukushima. Đến nay cách thức và địa điểm để xử lý chất thải này vẫn chưa được quyết định.
Ngoài ra, chi phí để xóa bỏ các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại sau sự cố vào khoảng 11.000 tỉ yen và quá trình này có thể kéo dài 30-40 năm. Việc xử lý lượng nước nhiễm xạ còn trong bồn chứa của nhà máy hạt nhân Fukushia dự kiến tiêu tốn thêm 20.000 tỉ yen nữa, trừ khi chính phủ xả số nước này ra biển.
Sáu năm sau sự cố, lệnh di tản tại phần lớn tỉnh Fukushima mới được gỡ bỏ cuối tuần qua. Theo báo Asahi Shimbun, người dân các thị trấn Namie, Kawamata và Iitate được trở về nhà sau ngày 31-3 trong khi lệnh di tản ở Tomioka hết hiệu lực sau 1-4.
Để khuyến khích người dân trở về nhà, chính quyền Tokyo đã dành hơn 23,6 tỉ yen trong ngân sách 2017 để khôi phục lại hệ thống y tế và các cơ sở thiết yếu tại những khu vực di tản.
Tuy nhiên không phải ai cũng dám trở về nhà. Đến nay chỉ chưa đến 20% dân cư tại các khu vực bị di tản trở về nhà sau khi lệnh di tản hết hiệu lực.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.