Nhà khảo cổ đại dương Anh khẳng định nhìn thấy mảnh vỡ MH370 ngoài khơi Việt Nam
(10:27:08 AM 03/05/2014)
Chuyên gia khảo cổ đại dương Tim Akers (bên trên) và hình ảnh một vật thể đang trôi gần một dàn khoan ngoài khơi Việt Nam ở biển Đông mà ông cho rằng đây là mảnh vỡ MH370 - Ảnh chụp màn hình bản tin trên Daily Mail
Tim Akers, 56 tuổi, từng nghiên cứu vùng biển ngoài khơi cảng Perth (Úc) trong nhiều năm để tìm xác tàu chiến HMAS Sydney của Hải quân Úc bị chìm trong thời Thế chiến thứ 2.
Ông Akers tuyên bố đã xác định được một phần vật thể mà ông tin rằng là phần đuôi máy bay MH370, nằm ở ngoài khơi Việt Nam.
Phát hiện của chuyên gia khảo cổ này làm củng cố thêm cho tuyên bố thấy xác chiếc máy bay Malaysia tại vịnh Thái Lan của cựu phi công Mỹ Michael Hoebel đưa ra hồi tuần này, theo Daily Mail.
Ông Akers, một nhà nghiên cứu độc lập cộng tác với Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Anh, cho biết đã xác định được phần đuôi máy bay ở gần địa điểm mà một chuyên gia dầu khí từng báo với chính phủ Việt Nam rằng ông này nhìn thấy một chiếc máy bay bốc cháy trên bầu trời.
Vào hôm 12.3, Michael Jerome McKay, chuyên gia người New Zealand đang làm việc tại một mỏ dầu cách Vũng Tàu 300 km, cho biết ông đã nhìn thấy "máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines bốc cháy và rơi xuống nước", trong email gửi cơ quan chức năng Việt Nam và Malaysia.
Chuyên gia Akers nhận định rằng việc chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn rơi ở biển Đông hợp lý hơn ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Chuyên gia khảo cổ đại dương người Anh cũng trưng ra hình ảnh sao chép lại từ ảnh vệ tinh mà ông cho là phần “đuôi”, “cánh” và những mảnh vỡ khác của chiếc máy bay.
Phần mũi tên chỉ hình dạng được cho là 2 cửa sổ của một vật thể dưới mặt nước tại biển Đông mà ông Akers cho rằng là xác máy bay MH370 - Ảnh chụp màn hình bản tin Daily Mail
Ông cho biết đối với khu vực phía nam Ấn Độ Dương, lực lượng tìm kiếm cần phải xem xét lại, xác định xem liệu có vật liệu nào khác có thể giống với mảnh vỡ máy bay không.
“Vật liệu duy nhất có thể đưa ra tín hiệu ngẫu nhiên, dai dẳng và có nhiều màu sắc là các mảnh vỡ trong thảm họa động đất, sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004, hiện vẫn còn nằm trong hải lưu của vùng biển này”, chuyên gia này lập luận.
“Vụ động đất ở Nhật cũng có cùng cường độ và mảnh vỡ phát sinh từ vụ này vẫn đang trôi nổi trên khắp Thái Bình Dương. Những mảnh vỡ này cũng sẽ xuất hiện trên màn hình radar rà soát mặt biển”, theo ông Akers.
Ông nói: “Việc cho đến nay vẫn không phát hiện được mảnh vỡ nào từ chiếc máy bay mất tích trên biển hay trên đất liền hoặc bờ biển Úc là một lý do chính đáng để nghi ngờ giả thuyết chiếc máy bay đã bay đến đây”.
Akers còn nói thêm, ông tin rằng đã có nhân chứng nhìn thấy máy bay rơi, cũng như mảnh vỡ và vết dầu loang của chiếc máy bay tại biển Đông.
“Khó có thể nghi ngờ đó là thứ gì khác vì bộ phận máy bay rất khác biệt”, Daily Mail dẫn lời ông Akers cho hay.
“Tôi đã xem báo cáo của chuyên gia dầu khí về chiếc máy bay rơi tại đây và những hình ảnh vệ tinh của NASA, tôi thấy lạ khi chính phủ Malaysia lại hủy việc tìm kiếm tại khu vực này. Theo lẽ thường, họ nên xác minh các thông tin này, dùng máy bay tầm thấp và tàu chiến, nhưng có vẻ họ đã quyết định không làm vậy. Điều này thật lạ lùng. May mắn là vùng biển ở đó nông vì nó nằm trên thềm lục địa và sẽ có rất nhiều mảnh vỡ ngay dưới đáy biển”, ông Akers nói.
Được biết, ông Akers đã tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia mất tích thông qua nghiên cứu ảnh vệ tinh chụp từ vệ tinh Landsat 7 của NASA và hình ảnh Google Earth.
Địa điểm mà chuyên gia Tim Akers khẳng định ông phát hiện mảnh vỡ của chuyến bay MH370 mất tích nằm trong khu vực tìm kiếm ban đầu - Đồ họa: Toby Quốc
Từng dự đoán đúng xác tàu chiến Úc thời Thế chiến thứ 2
Hồi tháng 8.2006, ông Akers đã thông báo với truyền thông địa phương tại thị trấn Wetherby thuộc vùng Bắc Yorkshire rằng ông đã tìm thấy xác tàu chiến HMAS Sydney của Hải quân Hoàng gia Úc, vốn đã được chính phủ các nước tìm kiếm trong ròng rã 60 năm qua.
Phát hiện của chuyên gia này sau đó đã được chứng thực vào tháng 3.2008, khi nhà khoa học hàng hải Mỹ David Mearns phát hiện ra xác tàu chiến này ngoài khơi Úc, gần nơi ông Akers tuyên bố trước đó.
Ông Akers cho biết đang sử dụng một phương pháp kết hợp giữa hình ảnh từ nhiều phần khác nhau của quang phổ ánh sáng.
Bằng phần mềm do chính ông phát triển, chuyên gia người Anh này khẳng định ông có thể tìm kiếm tại độ sâu khoảng 23 m dưới lòng đất và 3 km dưới đáy biển.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà khảo cổ đại dương Anh khẳng định nhìn thấy mảnh vỡ MH370 ngoài khơi Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.